Sâm Ngọc Linh Kon Tum tươi
Chúng tôi đảm bảo tất cả các sản phẩm Sâm Ngọc Linh tươi được khai tác tại vùng núi Ngọc Linh ( tỉnh KonTum).
Để đảm bảo hợp chất saponin, và các dưỡng chất trong Sâm Ngọc Linh, Công ty chỉ kinh doanh những củ có tuổi từ 10 năm trở lên. Trọng lượng từ 30 gram đến 150 gram/củ. Tùy theo kích thước to nhỏ và năm tuổi mà Sâm Ngọc Linh có giá khác nhau.
Khách hàng đặt hàng trước. Chúng tôi sẽ thông báo khi có hàng.
Hiểu đúng về Sâm Ngọc Linh?
Sâm Ngọc Linh (danh pháp: Panax vietnamensis) là một loài sâm Việt Nam, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam
Sâm Ngọc Linh được xem là một loại thảo dược quý có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh tác dụng của Sâm Ngọc Linh đối với sức khỏe. Vì vậy, nhu cầu sử dụng Sâm Ngọc Linh ngày càng gia tăng. Đó là lý do sâm giả ngày càng nhiều trên thị trường khách hàng không thể phân biệt được thật, giả.
Sâm Ngọc Linh đúng chuẩn là sâm chỉ mọc ở vùng núi Ngọc Linh thuộc Kontum và Quảng Nam. Vì khí hậu thổ nhưỡng nơi đây mới tạo ra cây sâm Ngọc Linh đúng nghĩa với các thành phần quý hiếm mà nó mang lại.
Sâm Ngọc Linh rừng
SÂM NGỌC LINH RỪNG là những cây sâm Ngọc Linh mọc hoang dã trên đỉnh núi Ngọc Linh. Không chịu sự can thiệp, tác động của con người vào quá trình sinh trưởng, phát triển và môi trường sống.
Sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 1200m trở lên tại khối núi Ngọc Linh. (Núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm, có độ mùn cao, tơi xốp). Củ sâm có thể nằm ở khe đá, dưới lớp thảm mục, thậm chí trong hốc cây và trên cành cây. Địa hình phân bố đa dạng nên sâm rừng cũng có hình dáng phong phú và đẹp mắt.
Đặc điểm của Sâm Ngọc Linh rừng Kon Tum
Là một loại cây thân thảo sinh trưởng khá chậm, có thể sống đến cả trăm năm tuổi.
Củ sâm gồm ba phần: thân rễ (có mắt dạng đốt trúc), rễ củ (trứng) và rễ con. Thân rễ có đường kính 1–2 cm, mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất độ 1–3 cm. Những củ sâm già này rất cứng, nếu có bị gãy bạn dùng tăm đâm qua cũng khó. Thời điểm tháng 4 hàng năm, sau khi bà con đốt rẫy, mưa nhiều củ sâm dễ bị thối. Nên nhiều khi bạn thấy củ sâm chỉ có 1 nửa. Rễ củ của sâm rừng rất bé hoặc không có và cũng ít rễ con.
Thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-8mm, cao 40-100cm. Thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm.
Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6-12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12–15 cm, rộng 3–4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt.
Cây 4-5 năm tuổi bắt đầu có hoa màu vàng nhạt. Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi cây trung bình có từ 30-50 quả.
Thành phần sâm Ngọc Linh Kontum
Hợp chất saponin được xem là thành phần hoạt chất chủ yếu của cây Sâm Ngọc Linh cũng như của các loài sâm khác trên thế giới, nó quyết định tác dụng bồi bổ sức khỏe và hổ trợ trị bệnh.
Sâm Ngọc Linh có 52 hợp chất saponin bao gồm 26 saponin đã biết và 26 saponin có cấu trúc mới mà chưa có loại sâm nào trên thế giới có được.
Trong đó có thành phần MR-2 là thành phần chủ yếu trong Sâm Ngọc Linh, thành phần này có tác dụng hỗ trợ và ngăn ngừa Ung Thư. Vì vậy nên tại sao sâm Ngọc Linh lại có giá đắc đỏ như vậy.
Lưu ý: Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại sâm giả Ngọc Linh nhưng vẫn có MR-2 nhưng hàm lượng lại rất kém: như sâm Lai Châu, sâm Lâm Đồng,…
Hợp chất polyacetylen:
Trong thành phần hợp chất của Sâm Ngọc Linh có 7 hợp chất đã được phân lập, 5 hợp chất đã được xác định cấu trúc.
Thành phần axit béo:
Các chất béo được tìm thấy trong thành phần hợp chất của Sâm Ngọc Linh, trong đó có rất nhiều loại thuộc loại quý hiếm.
Thành phần axit amin:
Thành phần hợp chất của Sâm Ngọc Linh có chứa 18 acid amin, trong đó 8 acid amin thiết yếu.
Thành phần các nguyên tố vi đa lượng:
Thành phần hợp chất của Sâm Ngọc linh có chưa 20 nguyên tố đa vi lượng cần thiết cho con người.
Và rất nhiều thành phần quý hiếm khác:
Ngoài các loại thành phần trên thì Sâm Ngọc Linh còn có rất nhiều các thành phần quý hiếm khác như: Tinh dầu, Sinh tố C,….
Để tìm hiểu thêm về các thành phần chi tiết của Sâm Ngọc Linh hãy xem tại Wikipedia
13 Tác dụng tuyệt vời của Sâm Ngọc Linh Kontum
- Tác dụng bảo vệ Gan, hổ trợ phòng ngừa các bệnh về gan.
- Chống trầm cảm, stress, căng thẳng do tâm lý.
- Giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc, chống mất ngủ.
- Giảm căng thẳng tâm lý và chống sốc tâm lý.
- Phòng ngừa tổn thương màn não.
- Sâm Ngọc Linh cũng giúp hỗ trợ rối loạn cương dương cho nam giới.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Tác dụng kháng vi trùng.
- Tác dụng chống oxy hóa.
- Tác dụng chống viêm.
- Tác dụng chống nhiễm trùng.
- Hỗ trợ các bệnh Ung Thư.
- Giảm cảm giác mệt mỏi.
Ngoài ra còn có 1 số tác dụng tốt cho phụ nữ: như giúp đẹp da, trẻ lâu…
Còn đối với nam giới: hỗ trợ rối loạn cương dương, kích thích ham muốn…
(*) Tác dụng tùy theo cơ địa của mỗi người.
Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả
Sâm Ngọc Linh Thật – Sâm Việt Nam tên khoa học Panax Vietnamensis var. Vietnamensis. Có xuất xứ tại khối núi Ngọc Linh thuộc địa phận hai tỉnh Kontum và Quảng Nam.
Sâm Ngọc Linh Giả là những củ có họ hàng gần bao gồm: 2 loài Sâm Lâm Đồng, Sâm Lai Châu và 2 thứ Sâm vũ diệp, Tam thất hoang. Ngoài ra còn có Sâm Lào, Sâm Trung Quốc, Sâm Mianma …
Sâm Ngọc Linh thật
- Là loài cây sống lâu năm có thể trên 100 năm và phát triển rất chậm. Chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện độ cao từ 1200m so với mực nước biển, dưới tán rừng nguyên sinh, có độ ẩm cao và che phủ lớn nhiều sương mù và rất lạnh.
- Vào đầu tháng 1 hàng năm cây sâm Ngọc Linh sẽ ra chồi mới (chồi mới này mọc so le với vết sẹo do chồi cũ – nên trên thân củ xuất hiện các mắt sâm nằm zíc zắc với nhau). Mỗi chồi thường sẽ có từ 2-5 nhánh lá. Mỗi nhánh sẽ có từ 3-5 lá chét. Lá sâm Ngọc Linh sẽ ngắn hơn lá sâm Lai Châu.
- Tháng 7-9 quả sẽ già và chín chuyển sang màu đỏ cam có chấm đen không đều ở đỉnh.
- Cuối tháng 10 phần thân khí sẽ lụi dần để lại 1 vết sẹo ở đầu củ sâm và cây sẽ bắt đầu giai đoạn ngủ đông đến hết tháng 12.
- Khi thái lát thì có màu sắc như sau: Vàng ở phần trứng (rễ củ) có viền tím ở phần đốt, mắt (thân rễ). Với củ nào nổi trên mặt đất nhiều và già sẽ có màu tím thậm hoặc tím hồng. Phần thân rễ mà không nổi trên mặt đất thì có màu vàng.
- Ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của Sâm Ngọc Linh thật. Nếm có vị rất đắng nhưng sau đó ngọt hậu rất dễ chịu. Nhai thì thấy lát sâm rất giòn, củ càng già sẽ càng giòn. Sau 15 phút ngậm sâm, bạn sẽ cảm nhận được ngay tác dụng, nhất là khi bạn say. Tỉnh ngay.
Sâm Ngọc Linh giả
- Truyền thông hiện nay liên tục đưa tin về vấn nạn sâm Ngọc Linh thật và giả. Tuy nhiên hầu hết chỉ chung chung, chưa thực sự có một video nào rõ ràng để giúp các bạn có thể phân biệt được. Tôi chỉ ra một số loại dùng để giả Sâm Ngọc Linh ở dưới đây để các bạn tham khảo.
Sâm Lai Châu giả Sâm Ngọc Linh
- Sâm Lai Châu thường có 2 loại: Sâm Lai Châu trồng (giống với sâm Kontum trồng) và Sâm Lai Châu rừng (giống với sâm Kontum rừng).
- Sâm Lai Châu rừng thì có hình dáng khá giống với sâm Kontum rừng. Tuy nhiên cũng thường có phần thân cao hơn sâm Ngọc Linh và lá cũng dài hơn, có màu sắc ngả vàng hơn so với Sâm Kontum, hình dáng thường mập mạp hơn.
- Để phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu cũng không quá khó, tuy nhiên cũng có những củ sâm tại Lai Châu rất giống sâm Ngọc Linh, giống đến nỗi những người sành sỏi cũng khó có thể phân biệt được.
- Và củ sâm tại Lai châu cũng có thành phần saponin MR2 (loại saponin đặc trưng của sâm Ngọc Linh). Nên việc kiểm định thông thường cũng không thể phân biệt được hai loại này. Chỉ có thể dùng phương pháp kiểm Gen (ADN) ở những trung tâm lớn mới có thể phân biệt được chính xác.
- Khi ngửi thì sâm Ngọc Linh có mùi thơm mát, dễ chịu. Còn sâm Lai Châu thì không được thơm bằng, thậm chí hơi ngái. Khi nhai, sâm Ngọc Linh chắc, giòn sâm hơn và vị không đắng bằng, hậu ngọt và thanh thoát. Cho nên nếu được ăn thì người có kinh nghiêm sẽ phân biệt được chính xác mà không cần tốn tiền và thời gian kiểm định nữa.
Sâm Vũ Diệp (Tam thất lá sẻ) giả Sâm Ngọc Linh
- Sâm Vũ Diệp có nhiều tên gọi khác như tam thất lá xẻ, hoàng liên thất, tam thất thùy xẻ lông chim hai lần, vũ diệp tam thất, sâm hai lần chẻ. Phân bố ở các khu rừng ẩm có độ cao từ 1900 – 2400 m. Cây thường phân bố nhiều ở Bắc Việt Nam (nhiều ở Lào Cai) và Nam Trung Quốc.
- Khi thái lát bạn sẽ thấy tiết nhựa ở vết cắt, lõi màu trắng. Khi ngửi có mùi hăng, nếm vị rất đắng không có hậu ngọt và rất ngái. Nhai thấy có sơ, xốp và ngứa ở họng.
Tam Thất Hoang giả Sâm Ngọc Linh
- Tam thất hoang có nhiều tên gọi khác nhau như Tam thất rừng, sâm tam thất, bỉnh biên tam thất, phan xiết. Là loại cây thảo sống nhiều năm, cao 25-75 cm. Phân bố tại Sa Pa và Bát Xát thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Có hai loại là Tam Thất Hoang lõi tím với lõi vàng.
- Loại này khi cắt lát bạn sẽ thấy tiết nhựa ở vết cắt. Ngửi có mùi hăng; nếm vị rất đắng không có hậu ngọt và rất ngái. Nhai thấy có sơ, xốp và ngứa ở họng.
Lưu ý:
- Những phân tích trên đây thông qua kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh và sử dụng sâm ngọc linh và là ý kiến chủ quan cá nhân, với hình ảnh còn hạn chế nhưng phần nào giúp các bạn có cái nhìn khách quan hơn. Tuy nhiên, tới thời điểm hiên tại có lẽ nó vẫn là tài liệu tham khảo tốt nhất.
- Phân biệt bằng phiếu kiểm định: Một số Sâm Ngọc Linh đăng bán trên thị trường kèm bao kiểm định, bao test mà phiếu kiểm định chỉ đề cập đến MR2 thì không thể khẳng định đó là Sâm Ngọc Linh thật. Phiếu kiểm định chỉ mô tả về tính đặc trưng Sâm Ngọc Linh, không khẳng định đây là Sâm Ngọc Linh – Panax Vietnamensis var.Vietnamensis.
- Hiện tại, cách duy nhất để xác định Sâm Ngọc Linh chuẩn xác 100% là kiểm Gen (ADN).
Cách tính tuổi của sâm Ngọc Linh chính xác
- Để tính được tuổi của Sâm Ngọc Linh không hề khó, ta sẽ căn cứ vào đặc tính sinh trưởng hàng năm của cây để xác định tuổi một cách chính xác nhất.
- Trong 3 năm đầu kể từ khi hạt nảy mầm, phần thân khí không lụi tàn. Nếu có thì vết sẹo để lại cũng rất bé (do thân khí lúc này còn non, rất nhỏ) nên sẽ khó nhìn ra được. Thường sau 3 năm, thân khí mới lụi tàn. Khi đó trên thân rễ mới xuất hiện vết sẹo đầu tiên. (mắt sâm đầu tiên)
- Vào đầu tháng 1 hàng năm cây sâm Ngọc Linh sẽ ra chồi mới. Chồi mới này mọc zíc zắc với vết sẹo do chồi cũ lụi tàn. Nên các mắt sâm sẽ nằm so le với nhau.
- Từ tháng 4 đến tháng 6 cây sẽ ra hoa và kết quả.
- Đến tháng 7, quả sẽ bắt đầu chín chuyển sang màu đỏ cam có chấm đen và kéo dài tới tháng 9.
- Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn sẽ lụi dần. Thân lá, lá sẽ rụng để lại 01 vết sẹo ở đầu củ sâm và cây sẽ bắt đầu giai đoạn ngủ đông đến hết tháng 12. Cứ thế chu trình sinh trưởng này được lặp lại hàng năm.
- Chúng ta đếm số sẹo (mắt sâm) xuất hiện trên phần thân rễ sẽ xác định được tuổi của củ sâm. Mỗi vết sẹo tương ứng với một năm sinh trưởng. Tính so le zíc zắc của mắt sẹo còn giúp ta phân biệt Sâm Ngọc Linh với sâm Vũ Diệp, cây Tam Thất Bắc. Mùa đông là mùa thu hoạch sâm Ngọc Linh tốt nhất và chỉ thu hoạch những cây đạt 05 tuổi trở nên.
Ví dụ:
Cách tính tuổi củ sâm Ngọc Linh có 5 vết sẹo xuất hiện trên phần thân rễ là:
5 (Số mắt sâm) + 3 (Sau 3 năm mới có một mắt) = 8 năm tuổi
Giá sâm Ngọc Linh rừng?
Câu hỏi Sâm Ngọc Linh tươi giá bao nhiêu 1kg khá là khó trả lời. Vì giá bán sâm dao động từ 60 tới 400 triệu/kg tùy từng loại. Và tùy thời điểm mà giá sẽ có sự chênh lệch cao thấp.
Giá bán sâm Ngọc Linh được căn cứ vào 5 yếu tố sau:
- Độ tuổi: Củ sâm càng già hàm lượng saponin càng cao, giá bán càng cao. Củ sâm trồng ở Trà Linh 6 năm tuổi hàm lượng dược chất khoảng 12%. Củ sâm rừng 30 năm hàm lượng saponin có thể lên tới vài chục %. Thế nên giá bán sâm ngọc linh rừng thường cao gấp 2-3 lần sâm trồng.
- Trọng lượng: củ càng to giá trị càng cao, đó chính là lý do sâm có các loại hàng 1 (1 củ một lạng) 200-240tr/kg, loại hàng 2 (2 củ một lạng) 120-160tr/kg…. 10 củ một lạng có giá 60tr/kg.
- Tính thẩm mỹ: củ sâm nào hình dáng càng đẹp giá sẽ càng cao. Củ gãy, thối, hình dạng xấu giá sẽ thấp hơn.
- Khu vực trồng: Tại thôn 2 xã Trà Linh, cây sâm rất cằn, củ nhỏ dây dây. Trồng ở đây 5 năm chỉ to bằng nơi khác trồng 3 năm. Cho nên cùng một loại, nếu sâm ở thôn 2 giá sẽ cao hơn các thôn khác.
- Yếu tố thị trường: Trên núi thì nhà nào cũng có sâm, có nhà cả ngàn gốc sâm ( đếm đầu ngón tay), có nhà chỉ có vài gốc ( đa số là vài chục gốc). Thế nên nguồn cung rất hạn chế và bà con chỉ nhổ sâm bán khi thực sự cần tiền. Nếu nhiều người cùng tranh mua giá sẽ bị đẩy lên cao. Và khi không có ai mua mà sâm thối nhiều thì giá sẽ rẻ.
Giá bán sâm Ngọc Linh tươi để bạn tham khảo:
Giá bán sâm ngọc linh cũng không cố định, lượng sâm bán ra mà ít, nhu cầu mua cao thì giá sẽ tăng. Nên mức giá dưới đây để bạn tham khảo (bảng giá làm tham khảo và thay đổi theo từng thời điểm):
LOẠI | SỐ LƯỢNG/KG | GIÁ BÁN |
LOẠI 1 | 10 Củ/Kg | 220 – 280 triệu/kg |
LOẠI 2 | 20 Củ/Kg | 120 – 180 triệu/kg |
LOẠI 3 | 30 Củ/Kg | 100 – 135 triệu/kg |
LOẠI 4 | 40 Củ/Kg | 75 – 100 triệu/kg |
LOẠI 5 | 50 Củ/Kg | 65 – 80 triệu/kg |
Cách sử dụng sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh ngâm rượu
Rửa thật sạch sâm và rửa qua bằng rượu, để khô củ sâm và cho vào bình thủy tinh đổ tửu vào với nồng độ từ 40 – 50 độ rồi đậy nắp kín, ngâm trong thời gian khoảng 3 tháng bắt đầu dùng được. Với trọng lượng từ 100 gam sâm cho vào 2 – 3 lít rượu, mỗi ngày dùng từ 50 ml – 100 ml.
Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong
Rửa thật sạch sâm, để ráo, thái thành lát mỏng cho vào bình thủy tinh đậy kín ngâm với mật ong nguyên chất. Sau 2-3 tháng là dùng được. Mỗi ngày dùng 1-2 lát sâm Ngọc Linh ngâm mật ong rất tốt, vị ngọt của mật ong làm dịu vị đắng của sâm, lại thơm ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Nên kiểm tra hũ sâm ngâm mật ong tránh để mốc.
Sâm Ngọc Linh hãm trà
Sâm Ngọc Linh tươi rửa sạch, thái lát mỏng, đem đi phơi khô. Mỗi lần sử dụng 1-2g/lần cho vào ấm trà, từ từ cho nước sôi vào, đậy kín nắp để những dưỡng chất có trong Sâm Ngọc Linh được ra hết. Sau 5 phút các bạn đã có thể sử dụng được, uống nước trà Sâm Ngọc Linh vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để đạt hiệu quả tốt nhất
Dùng trực tiếp
Cách ăn trực tiếp Sâm Ngọc Linh là cách dùng phổ biến hiện nay. Sâm Ngọc Linh sau khi mua về các bạn đem đi rửa sạch, để cho ráo nước, thái lát mỏng. Mỗi lần sử dụng vài lát Sâm, ngậm trực tiếp trong miệng đến khi tan dần, lúc này các bạn có thể nhai và ăn.
Những lưu ý khi chế biến và dùng Sâm Ngọc Linh:
- Khi ngâm mật ong, nên chọn những loại mật ong rừng nguyên chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong cần phải được thái lát mỏng ( khoảng từ 1-2 cm) và ngâm trong loại bình thủy tinh cao cấp, có nắp đậy có chứa lỗ thông hơi để khi mật ong lên gas, bình sẽ không bị nổ.
- Đối với sâm Ngọc Linh ngâm mật ong hoặc ngâm tửu cần được bảo quản trong tủ lạnh. Trường hợp người mắc bệnh tiểu đường thì nên lưu ý với cách dùng sâm Ngọc Linh ngâm mật ong.
- Sâm Ngọc Linh mặc dù rất tốt nhưng cũng cần phải được dùng đúng người, đúng cách và đúng thời điểm. Tự tiện dùng sâm Ngọc Linh sẽ mang đến rất nhiều hậu quả khôn lường. Một số lưu ý khi sử dụng sâm Ngọc Linh như sau:
- Không được uống trà ngay sau khi dùng sâm bởi như vậy sẽ làm giảm đi tác dụng của sâm Ngọc Linh đối với cơ thể.