Tìm hiểu 11 loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay và cách nhận biết cà phê nguyên chất, cách pha trộn cà phê theo tỷ lệ để có hương vị ngon, phù hợp với từng hương vị của nhiều người
Cà phê từ lâu là thức uống quen thuộc của người Việt Nam, tuy nhiên các loại cà phê rất đa dạng, mỗi giống cà phê lại mang một hương vị khác nhau. Vậy bạn đã biết hết về các loại cà phê phổ biến ở nước ta chưa? Cùng SAMNGOCLINH tìm hiểu ngay nhé!
1/ Các loại cà phê được trồng ở Việt Nam
Cà phê Arabica
Cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) loại cà phê này có hạt hơi dài, được trồng tại Lâm Đồng, ở độ cao từ 800 mét trở lên so với mực nước biển, nhưng thơm ngon nhất phải từ 1300 – 1500 mét.
Cà phê Arabica Việt Nam gồm 2 loại chính là Catimor và Moka. Cà phê Moka có mùi thơm nhẹ, vị nhạt. Cà phê Catimor có mùi thơm nồng nàn, vị chua nhẹ.
Cà phê Robusta
Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối), được trồng chủ yếu ở vùng thổ nhưỡng Tây Nguyên VN – đặc biệt là vùng đất bazan (Gia lai, Đắk Lắk) với độ cao dưới 600m. Hạt cà phê Robusta khá nhỏ, có mùi thơm dịu, được sấy trực tiếp chứ không lên men nên có vị đắng gắt, độ cafein cao, nước có màu nâu sánh, đậm đặc, phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.
Cà phê Culi
Cà phê culi của nước ta có hạt tròn to, bóng, đặc biệt so với các loại cafe khác là nó chỉ có một hạt duy nhất trong một trái. Cà phê culi vị đắng ngắt, hương thơm quyến rũ, hàm lượng cafein cao, nước màu đen sánh.
Các thương hiệu Cà phê Culi bạn có thể dễ dàng tìm mua trên thị trường như Mộc, Rita Võ cafe, cafe Bùi Văn Ngọ Đà Lạt, Lion,…
Cà phê Cherry
Cà phê Cherry (hay còn gọi là cà phê mít), được trồng ở vùng Cao Nguyên nước ta và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao. Cà phê Cherry gồm 2 loại chính là Liberica và Exelsa, hạt cà phê có màu vàng, sáng bóng, mùi hương thoang thoảng khi pha và có vị chua nhẹ, tạo ra một cảm hứng thư giãn dễ chịu.
Cà phê Moka
Cà phê Moka là một trong các loại cà phê khó trồng nhất tại Việt Nam, bởi khả năng chống lại sâu bệnh thấp, đòi hỏi quy trình chăm sóc tỉ mỉ, loại này thường được trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
Do quy trình trồng trọt khó khăn nên đây được xem là một loại cafe hiếm, giá thành cao hơn so với các loại khác. Cà phê Moka trở thành một món quà đặt biệt dành tặng nhau của những người sành cà phê.
Cà phê Moka được các thương hiệu cafe nổi tiếng kinh doanh như các cà phê Gốc, Highlands, Zara bean coffee,…
2/ Các loại cà phê Ý
Espresso
Cafe Espresso (còn được gọi là cà phê kem), cách pha chế loại cà phê này rất cầu kỳ, bạn phải dùng nước nóng nén dưới áp suất cao qua bột cà phê được xay mịn. Espresso mang hương vị đậm đà, trên mặt có lớp bọt màu nâu tạo hương thơm và sự sang trọng cho cà phê. Đây là loại cà phê này rất đắng, đậm đặc và có lượng cafein cao.
Cappuccino (capuchino)
Cà phê Cappuccino không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam, một tách cà phê gồm 3 tầng thường được chia đều nhau: cà phê espresso, sữa nóng và bọt sữa.
Macchiato
Macchiato (trong tiếng Ý có nghĩa là lốm đốm), bề mặt tách cà phê được thêm vài vệt sữa lên trên để tạo thành các đường gợn trông bắt mắt mà thôi.
Latte
Cà phê Latte (trong tiếng Ý có nghĩa là cà phê sữa), chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa vị của Latte với Capuchino bởi cả hai loại này đều có 3 tầng là cà phê espresso, sữa nóng và bọt sữa. Tuy nhiên, ở Cappuccino có lượng sữa nóng tương đương so với bọt sữa thì ở Latte, lượng bọt sữa chỉ bằng 1 nửa so với sữa nóng.
Mocha (Moka)
Cafe Mocha có hương thơm nhẹ nhàng của cafe kết hợp với vị béo của kem và chocolate, không giống như Cappuccino hay Latte, một tách cafe Mocha mang đến cho người thưởng thức hương vị béo thơm của kem tươi cùng với vị ngậy của chocolate nóng.
Americano
Cà phê Americano chính là Espresso đã được pha loãng với lượng nước gấp đôi, vừa giữ được hương vị của Espresso, vừa hạn chế được nhiều tác hại từ cafein.
3/ Cách nhận biết cà phê nguyên chất và cà phê có trộn phụ gia, bắp,…
Kiểm tra bột cà phê
Hạt cà phê nguyên chất không có lớp bóng, chà nhẹ lên tay không gây cảm giác dính. Tuy nhiên nếu không được bảo quản tốt bột cà phê nguyên chất vẫn dính tay, bám bụi.
Cà phê nguyên chất khi rang cho mùi thơm đặc trưng cuốn hút, không lẫn mùi bơ và caramen như cà phê trộn.
Tùy loại cà phê mà chúng có màu sắc đậm nhạt khác nhau, cà phê nguyên chất sau khi rang có màu nâu đen không phải màu nâu đậm hay đen.
Cà phê nguyên chất có độ bông xốp, cho cảm giác nhẹ hơn so với các loại cà phê khác cùng trọng lượng.
Pha cà phê
Cà phê nguyên chất sẽ nở bung khi gặp nước ấm, lâu ngấm nước.
Cà phê trộn tạp chất khi gặp nước ấm có độ nở bung thấp, ngấm nước nhanh, bột cà phê nhanh chóng chìm xuống đáy ly.
Sau khi pha
Cà phê nguyên chất có màu nâu đỏ đậm, mùi hương lưu suốt thời gian uống, vị đắng có lẫn vị chua nhẹ.
Cà phê trộn tạp chất sau khi pha có màu nâu đen, nước sánh, mùi hương xộc mạnh khi mới pha nhưng sau 2 – 3 phút sẽ giảm hẳn, vị đắng gắt, không có hậu vị.
4/ Cách trộn cà phê theo tỷ lệ để có hương vị ngon, phù hợp với từng hương vị của nhiều người
Cách trộn cà phê dành cho phái mạnh
Những người thích cà phê mạnh thường sử dụng cà phê ít đường, ít sữa nên khi pha trộn bạn nên cho 1 ít muối, tỉ lệ như sau:
–60% Robusta, đây là loại cà phê đại diện cho phái mạnh, đem đến sự sáng suốt trong suy nghĩ, nghị lực trong công việc, sức mạnh để quyết định. Ngoài ra nó còn đem lại sự sảng khoái, niềm vui và tình thân khi ngồi bên bạn bè.
– 30% Arabica, đây là loại vị chua thanh xen lẫn đắng dịu cùng với mùi thơm ngây ngất, tao nhã.
– 10% Ca Cao nhằm mang lại hương thơm đậm đà tô điểm cùng vị chua, đắng của các loại cafe.
Cách pha cà phê cho phái nữ hoặc những người thích sự nhẹ nhàng
Đối với nữ giới, cà phê không được quá đắng, phải có một ít vị chua và ngọt từ sữa, mang lại cảm giác thư giãn sự nhẹ nhàng, sang trọng.
– 50% Arabica
– 20 – 30% Robusta
– 10 – 20% cherry
– 10% Ca Cao
Cách pha cafe tạo hương vị quyến rũ
Đặc điểm của kiểu pha trộn này là nước sánh đậm, vị đắng gắt, chua nhẹ mang lại sự kết hợp tuyệt vời của Robusta và của Cherry.
– 50% Robusta
– 40% Cherry
– 10% Ca cao
Cách pha cafe dành cho giới trẻ và giải khát
Đặc điểm của cách pha trộn này là ít caffein, nhiều sữa và đá lạnh, lâu tan vì thế nó là sự lựa chọn tuyệt vời của bạn trẻ và giới văn phòng. Tỉ lệ phối trộn cà phê sẽ là:
– 30% Robusta
– 40% Arabica
– 20% cà phê có thiên hướng giữa Arabica và Robusta, có thể thay thế bằng Moka
– 10% Ca cao
Vậy là SAMGOCLINH đã giới thiệu chi tiết cho bạn 11 loại cà phê phổ biến ở Việt Nam, cùng cách nhận biết cà phê nguyên nhất, cũng như cách trộn cà phê theo tỷ lệ để có hương vị ngon, phù hợp với từng hương vị của nhiều người. Chia sẻ ngay với bạn bè nếu thấy hay và đừng quên để lại bình luận bên dưới nhé!
Cà phê đẳng sâm | Tổng hợp