Những tác dụng của cà phê đối với sức khỏe không đơn giản như chúng ta tưởng

Có lẽ nhiều anh em đã nghe rất nhiều những lợi ích của cà phê đối với sức khoẻ của mỗi chúng ta. Uống một lượng cà phê vừa phải có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Nhưng mối liên hệ này đã được chứng minh nhiều lần rằng, cà phê không thực sự làm giảm nguy cơ bệnh tật. Trên thực tế, việc để chứng minh cà phê có thực sự tốt cho sức khỏe của chúng ta hay không thực sự rất phức tạp.

Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho rằng, uống 3-5 ly cà phê mỗi ngày sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe nhưng điều đó hoàn toàn không đơn giản như thế. Thực tế cà phê rất phức tạp về mặt hóa học, chứa nhiều thành phần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau.

Khi nhắc đến hợp chất nhiều nhất có trong cà phê thì chắc chắn nhiều người sẽ nói đó là “caffein”. Đó là điều mà hầu như ai cũng biết, tuy nhiên trong cà phê không chỉ có “caffein” mà còn có nhiều hợp chất khác có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta.

  • Ancaloit: Ngoài caffeine, trigonelline là một alkaloid quan trọng khác được tìm thấy trong cà phê. Theo nghiên cứu thì hợp chất này có thể có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Polyphenol: Không chỉ có trong cà phê, hợp chất này còn được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, bao gồm ca cao và quả việt quất, rất tốt cho tim và mạch máu của chúng ta, đồng thời có thể giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như “Alzheimer’s”. Cà phê chủ yếu chứa một loại polyphenol được gọi là axit chlorogenic.
  • Diterpenes: Cà phê chứa hai loại diterpenes cafestol và kahweol, hợp chất tạo nên dầu cà phê, chất béo tự nhiên tiết ra từ cà phê trong quá trình pha. Diterpenes có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Melanoidin: Những hợp chất này, được tạo ra ở nhiệt độ cao trong quá trình rang, sẽ làm cho cà phê rang có màu sắc và hương vị đặc trưng của cà phê. Ngoài ra, còn làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của chúng ta.

Hàm lượng của những hợp chất này sẽ thay đổi tùy thuộc vào cách chúng ta trồng, chăm sóc và pha chế cà phê sẽ cho ra các mức độ hàm lượng khác nhau. Do đó nó cũng sẽ ảnh hưởng có lợi hay có hại đến sức khỏe cũng tùy thuộc vào các cách trên.

Ví dụ: “Cà phê được trồng ở độ cao sẽ có cả hàm lượng caffein và axit chlorogenic thấp hơn. Hai loại hạt cà phê, arabica và robusta, cũng đã được chứng minh là có hàm lượng caffein, axit chlorogenic và trigonelline khác nhau.

Mức độ rang của cà phê cũng rất quan trọng. Rang càng khắc nghiệt, càng nhiều melanoidin hình thành (và hương vị càng đậm). Nhưng điều này làm giảm axit chlorogenic và hàm lượng trigonelline.”

Ngoài racách pha chế cà phê cũng sẽ ảnh hưởng đến thành phần hóa học của nó. Ví dụ: “cà phê đun sôi chứa hàm lượng diterpenes cao hơn so với cà phê phin”. Xong vẫn còn các yếu tố nhỏ khác cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của các hợp chất này, chẳng hạn như lượng cà phê được sử dụng, cách xay mịn, nhiệt độ nước và kích thước cốc cũng sẽ ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cà phê.

Thực tế việc thêm kem hay đường sẽ làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong cốc cà phê. Chúng không chỉ làm tăng hàm lượng calo mà còn có thể làm tăng lượng chất béo bão hòa và đường. Điều này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch và có thể chống lại tác dụng có lợi của các hợp chất khác có trong tách cà phê.

image.png

Trên thực tế nó cũng mang lại nhiều mặt tích cực đối với sức khoẻ của con người như việc thường xuyên uống ba đến bốn tách cà phê mỗi ngày đã được chứng minh là có khả năng chịu đựng tác dụng tăng huyết áp của caffeine. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa & hệ vi sinh vật có trong đường ruột mỗi người sẽ cho các tác dụng của các hợp chất là khác nhau nên cũng sẽ gây ra các phản ứng khác nhau.

Nói tóm lại, cà phê mang lại khá nhiều lợi ích đối với sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa lượng đường và kem( chất béo) đi kèm trong ly cà phê của mình, tiêu thụ cà phê một cách vừa phải.

Nguồn: Ars Technica

Trả lời