Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Giả

Sâm Ngọc Linh là một loại dược thảo quý có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Nhiều nghiên cứu y khoa hiện đại đã chứng minh tác dụng của Sâm Ngọc Linh đối với sức khỏe. Vì vậy, nhu cầu sử dụng Sâm Ngọc Linh ngày càng gia tăng. Đó là lý do, nhiều người sử dụng “Sâm Ngọc Linh giả” để bán cho khách hàng.

Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Giả

Sau đây là những “dấu hiệu” để phân biệt: Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Giả
Sau đây là những “dấu hiệu” để phân biệt: Sâm Ngọc Linh thật và giả.

 

1. Về điều kiện sinh trưởng và hình dạng bên ngoài

Đặc điểm Sâm Ngọc Linh Kon Tum: Sâm Ngọc Linh Kon Tum là 1 cây thảo, sống nhiều năm nhờ thân rễ, cao khoảng 40-60 cm, đôi khi cao đến 1m, mọc tập trung thành từng đám hoặc những vùng nhỏ.

Thân rễ nạc, đường kính 1 – 3,5 cm, chiều dài tùy theo số năm sinh trưởng, màu vàng nhạt hay màu vàng đất, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân lụi hàng năm để lại, mỗi vết tương đương với 1 năm tuổi.

Thân rễ mang nhiều rễ con và những vết nhăn dọc, dễ bẻ gãy, mùi thơm nhẹ, vị đắng hơi ngọt.

Ở cuối thân rễ thường có rễ củ phát triển hơn và thường có ba dạng: dạng củ cà rốt, dạng con quay, và phổ biến là dạng một bó củ, màu vàng nhạt, mang nhiều rễ con và có vân ngang.

Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Giả

Thân khí sinh: thẳng, nhẵn, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8mm, thân thường rụi đi hằng năm sau mùa sinh trưởng chuẩn bị cho thời kỳ ngủ đông. Tuy nhiên do ảnh hưởng điều kiện sinh thái vùng sâm, đôi khi 2-3 thân khí vẫn tồn tại vài năm trên cùng 1 nhánh thân rễ. Thân rễ có thể phân nhánh nhiều lần và mỗi nhánh tồn tại 2-3 thân tạo thành 1 “bụi” sâm nhưng rất hiếm.

Lá: lá kép hình chân vịt, mọc vòng, mỗi cây thường có 3-5 lá kép ở đỉnh thân, cuống lá kép dài 6-12cm, mỗi lá kép thường có 5 lá chét, lá chét ở giữa to nhất, nằm gần hai bên cuống lá, lá chét hình trứng ngược, mác ngược hay bầu dục, mép khía răng cưa, chóp lá nhọn, đôi khi kéo dài thành mũi. Gân lá hình lông chim, thường có 10 cặp gân, gân phụ hình mạng, dọc theo các gân chính ở cả hai mặt của phiến lá có nhiều lông cứng dài 1-2mm, mặt dưới ít lông hơn mặt trên, phiến lá màu xanh lục, mảnh và dễ rách.

Hoa tự: cụm hoa thường xuất hiện ở cây có từ 3 lá kép trở lên, trục hoa dài 10-20cm thường mang 1 tán đơn ở tận cùng, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ, hay 1 hoa đơn độc ở phía dưới tán chính, tán hoa có đường kính 2,5-4cm, có từ 50-120 hoa, cuống hoa dài 1-1,5cm. Hoa màu vàng lục nhạt, gồm 5 lá dài hợp thành hình chuông, trên chia thành 5 răng nhỏ, 5 cánh hoa vàng lục nhạt, hơi trắng, 5 chỉ nhị màu trắng. bao phấn hình xoan, đính lưng, đế hoa hơi lồi. Đài hoa rụng 1 – 2 ngày sau khi nở và tán bắt đầu kết quả.

Quả: quả mọng, khi chín có màu đỏ tươi, thường có chấm đen ở đỉnh, không đều ở đỉnh quả, quả chủ yếu có 1 hạt có dạng hình thận (85%), một số ít quả có 2 hạt có hình cầu dẹt. Thỉnh thoảng gặp quả khi chín không có chấm đen giống như quả của nhân sâm. Hạt dài 6 – 8mm, rộng 5-6mm,dày 2mm, có màu trắng hay vàng nhạt, bề mặt hạt có nhiều chỗ lồi lõm.

Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Giả

* Chu kỳ sinh trưởng của cây sâm Ngọc Linh mỗi vùng mỗi khác nhau, do điều kiện thời tiết và địa hình khác nhau trong khu vực. Tuy nhiên có thể xác định chu kỳ sinh trưởng hàng năm phổ biến của cây Sâm Ngọc Linh như sau:

  • Từ tháng 1 đến tháng 3: xuất hiện và phát triển thân khí sinh và tán hoa.
  • Từ tháng 4 đến tháng 6: cây ra hoa và kết quả.
  • Từ tháng 7 đến tháng 9: thời kỳ quả chín rộ.
  • Từ tháng 10 đến tháng 12: thân khí sinh của năm bắt đầu tàn lụi, xuất hiện chồi thân mới mang tán hoa.

Sự Khác biệt về hình dạng bên ngoài giữa Sâm Ngọc Linh Kon Tum và Sâm Ngọc Linh giả:

Về lá:

Lá Sâm Ngọc Linh thật có lá nhỏ, mỏng và mềm có 3 đến 5 lá. Lá có răng cưa rất nhỏ, bé, đều. Lá Sâm Ngọc Linh giả có lá to, mập, lá có răng cưa sâu, dày dặn. Lá Sâm Ngọc Linh giả mặt trước cũng nhiều lông nhưng mặt sau ít lông hơn so với lá Sâm Ngọc Linh.

Về thân rễ và rễ củ:

Sâm Ngọc Linh thật các mắt lõm vào thân không tròn hẳn và mọc lệch nhau. Vỏ Sâm Ngọc Linh thật rất mỏng và nhẵn, không xù xì khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám. Trong khi vỏ Sâm Ngọc Linh giả thì các mắt dày, sờ vào thấy bì sần sùi, các mắt hình tròn, lõm, mắt mọc thẳng hàng.

Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Giả

Khi cắt lát thì phần rễ củ trong Sâm Ngọc Linh thật có màu vàng nhạt, phần thân rễ bên ngoài da màu vàng nâu thì bên trong có màu vàng hoặc pha màu tím nhạt, bên ngoài da màu xanh xám thường thì ruột bên trong có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím. Sâm Ngọc Linh giả khi cắt lát thì bên màu trắng phếu, đôi khi có pha 1 chút tím trong lõi. Một số Sâm giả có màu xanh hoặc vàng nhưng không tươi như màu Sâm Ngọc Linh thật.

Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Giả

Về mùi vị Sâm Ngọc Linh

Nếm thử Sâm Ngọc Linh là cách nhận biết rõ ràng nhất, vì Sâm Ngọc Linh có mùi vị đặc trưng của Sâm: Mùi thơm nồng, khi đưa lên mũi ngửi sẽ cảm nhận rất rõ. Khi nếm, Sâm Ngọc Linh có vị đắng gắt, dư vị ngọt, thanh, giòn, và không có xơ, dư vị lâu, khi nhai thấy chắc sâm, giòn sâm, càng ăn càng ngọt.

Ngược lại, Sâm Ngọc Linh giả có mùi vì khác hoàn toàn (vị đắng gắt khó chịu chứ không có mùi thơm của Sâm, khi nhai thấy rất cứng, dai và xơ). Khi ăn sẽ thấy sồn sột, dai, vị ngái, nóng rát ở cổ.

Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Giả

Về thành phần hoạt chất

Thành phần của Sâm Ngọc Linh có đầy đủ các hoạt chất GR2, G–RB1, G–Rg1 cao hơn hẳn Sâm Ngọc Linh giả, đặc biệt trong Sâm Ngọc Linh có tới 52 hợp chất Saponin, axit béo, axit amin, nguyên tố đa lượng, và vi lượng.

Trong khi Sâm Ngọc Linh giả cũng có thành phần GR2, G–RB1, G–Rg1 giống Sâm Ngọc Linh nhưng tỉ lệ rất ít so với Sâm Ngọc Linh.

Chính vì điều này nên kiểm định mẫu gởi kiểm định có thành phần tương tự như Sâm Ngọc Linh nhưng không thể xác định chắc chắn đó có phải là Sâm Ngọc Linh hay không. Tuy nhiên trong Sâm Ngọc Linh giả hoàn toàn không tìm thấy M-R2.

Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Giả

Các phương thức làm giả Sâm Ngọc Linh:

  1. Giả bằng tam thất bắc, tam thất hoang.
  2. Giả bằng sâm Lai Châu (loại này cực kỳ giống).
  3. Vẫn là sâm Ngọc Linh nhưng không trồng ở Núi Ngọc Linh.

Để phân biệt được hết tất cả các phương thức làm giả bằng mắt thường thì rất khó, cách tốt nhất là dựa vào mùi vị sâm. Hoặc Bạn chỉ có thể dùng phương pháp kiểm định GEN thì mới xác định được chính xác là sâm Ngọc Linh hay không. Tuy nhiên, kiểm định gen thì cũng không biết được củ sâm đó trồng ở đâu, hàm lượng saponin là bao nhiêu phần trăm. Mà bạn cần có thêm phiếu định lượng hoạt chất nữa thì mới xác định đúng được Sâm Ngọc Linh.

Cách tốt nhất, tiết kiệm thời gian mà an tâm sử dụng cho các bạn là chọn nơi mua dùng uy tín, chất lượng.

Nguồn: SamNgocLinhK5

Trả lời