Saponin là gì? Tác dụng của Saponin đối với sức khoẻ?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin là một trong những thành phần quan trọng thường có trong những loại thảo dược quý hiếm. Đặc biệt, saponin là hoạt chất chính góp phần tạo nên những tác dụng diệu kỳ của sâm Ngọc Linh đối với sức khỏe của con người. Samngoclinh.com sẽ cùng bạn tìm hiểu saponin là gì, tác dụng của hoạt chất này và cách bổ sung saponin hiệu quả từ Samngoclinh.com nhé!

Saponin là gì? Khái niệm về Saponin

Saponin là glucosides với các đặc tính tạo bọt. Saponin bao gồm một aglycones polycyclic gắn liền với một hoặc nhiều chuỗi đường. Phần aglycone, còn được gọi là sapogenin, hoặc là steroid (C27) hoặc một triterpene (C30). Khả năng tạo bọt của saponin được gây ra bởi sự kết hợp của một chất kỵ nước (tan trong chất béo) sapogenin và một phần đường (hòa tan trong nước) ưa nước. Saponin có vị đắng. Một số saponin là chất độc và được biết đến như sapotoxin.

Ngoài ra hoạt chất saponin cũng có trong các loại nhân sâm nhưng lại có cấu tạo hóa học không giống với saponin có trong thực vật. Và để phân biệt điều này, các nhà khoa học đã đặt cho hoạt chất saponin ở nhân sâm một cái tên riêng biệt, đó là Ginsenoside.

Saponin
Saponin

Về mặt cấu trúc, saponin bao gồm một aglycones polycyclic gắn liền với một hoặc nhiều chuỗi đường.  Khả năng tạo bọt của saponin được tạo ra bởi sự kết hợp giữa một chất kỵ nước (tan trong chất béo) – sapogenin và một phần đường ưa nước (hòa tan trong nước).

Hoạt chất này là chất chủ yếu có trong các loại thảo mộc, như rau, đậu và các loại thảo dược. Các nguồn nổi tiếng nhất là đậu Hà Lan, đậu nành, và một số loại thảo mộc có tên chỉ ra tính chất tạo bọt như soapwort, saoproot, soapbark và soapberry. Hoạt chất này thương mại được chiết xuất chủ yếu từ Yucca schidigera và Quillaja saponaria.

Sâm Ngọc Linh là sản phẩm giàu saponin quen thuộc với chúng ta.

Dược tính của Saponin

1. Định nghĩa

Saponin còn gọi là saponosid là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Saponin cũng có trong một số động vật như  Hải sâm, Cá sao.

Saponin có một số tính chất đặc biệt:

  • Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá và tẩy sạch.
  • Làm vỡ hồng cầu ngay ở những nồng độ rất loãng.
  • Ðộc với cá vì hoạt chất này làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra có tác dụng diệt các loài thân mềm như giun, sán, ốc sên.
  • Kích ứng niêm mạc gây hắt hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều cao gây nôn mửa, đi lỏng.
  • Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-b-hydroxysteroid khác.
  • Hoạt chất này còn gọi là saponosid do chữ latin sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng).
  • Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin. Ví dụ: sarsaparillosid thì không có tính phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol.
  • Có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong Cam thảo bắc, abrusosid trong Cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt.
  • Tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd, ammoni sulfat.
  • Khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá trình chiết xuất.
  • Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh hơn saponin.
  • Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có loại trung tính và loại kiềm.
  • Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hoá học có thể chia ra: saponin triterpenoid và saponin steroid.

2. Cấu trúc hoá học

2.1. Saponin triterpenoid:

Phần genin của loại này có 30 carbon cấu tạo bởi 6 nhóm hemiterpen. Người ta chia làm 2 loại: Saponin triterpenoid pentacyclic và saponin triterpenoid tetracyclic.

Saponin triterpenoid pentacyclic: loại này chia ra các nhóm: olean*, ursan*, lupan*, hopan *.

Nhóm olean (I): Phần lớn các saponin triterpenoid trong tự nhiên đều thuộc nhóm này. Phần aglycon thường có 5 vòng và thường là dẫn chất của 3-b hydroxy olean 12 – ene, tức là b-amyrin. Một vài aglycon  làm ví dụ (công thức A):

  • Acid oleanolic: R1 = R2 = R4 = R5 = -CH3, R3 = -COOH.
  • Hederagenin:    R2 = R4 = R5 = -CH3 , R1 = -CH2OH , R3 = -COOH.
  • Gypsogenin:      R2 = R4 = R5  = -CH3 , R1 = -CHO , R3 = -COOH.

Mạch đường có thể nối vào C-3 theo dây nối acetal, có khi mạch đường nối vào C-28 theo dây nối ester. Gần đây người ta phân lập được các saponin có đến 10-11 đơn vị đường nếu kể cả 2 mạch, riêng một mạch có thể đến 6 đơn vị đường.

Nhóm ursan (II): Cấu trúc của nhóm ursan cũng tương tự như nhóm olean chỉ khác là nhóm methyl ở C-30  không đính vào vị trí C-20 mà lại đính ở vị trí C-19. Các sapogenin nhóm ursan thường là những dẫn chất của 3-b hydroxy ursan 12-ene, tức là a-amyrin. Những saponin của nhóm này ít gặp hơn nhóm olean. Cinchona glycosid A, Cinchona glycosid B có trong cây canh-ki-na, asiaticosid có trong rau má là những saponin của nhóm này.

Nhóm lupan (III): Cấu trúc của nhóm lupan có các vòng A,B,C,D giống như các nhóm trên, chỉ khác vòng E là vòng 5 cạnh, C-20 ở ngoài vòng và thường có nối đôi ở vị trí 20-29. Lấy một ví dụ là saponin có trong rễ cây Ô rô Acanthus iliciformis Linn.: [a-L – arabinofuranosyl (1-4) b-D glucoropyranosid (1-3)]-3-b-hydroxy-lup-20(29) ene (IIIa).

Một số saponin có trong cây ngũ gia bì chân chim cũng thuộc nhóm này.

Nhóm hopan (IV): Cấu trúc của nhóm hopan có các vòng A,B,C,D giống như các nhóm trên, chỉ khác vòng E là vòng 5 cạnh, C-22 ở ngoài vòng và nhóm methyl góc đính ở C-18 thay vì ở C-17. Saponin đầu tiên được biết là chất mollugocin A có trong cỏ thảm Mollugo hirta L.

Saponin triterpenoid tetracyclic: có 3 nhóm chính: dammaran*, lanostan*, cucurbitan.

Nhóm dammaran (V): Ðại diện là các saponin của Nhân sâm. Phần aglycon gồm 4 vòng và một mạch nhánh. Khi tác dụng bởi acid thì mạch nhánh đóng vòng tạo thành vòng tetrahydropyran. Bằng các phương pháp đặc biệt để cắt phần đường, người ta đã thu được các genin thật. Hai genin chính là: protopanaxadiol và protopanaxatriol.

Phần đường nối vào OH ở cabon số 3 hoặc có khi thêm 1 mạch nữa nối vào OH ở mạch nhánh.

Saponin triterpenoid tetracyclic nhóm damaran còn gặp trong Hạt táo (Ziziphus jujuba Mill.), Rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst.

Nhóm lanostan (VI): Holothurin A, một trong những saponin có trong các loài Hải sâm – Holothuria spp. là một ví dụ của nhóm này.

Một nhóm phụ của nhóm lanostan là nhóm cycloartan có cấu trúc 9,19 cyclo (9b) lanostan. Các saponin  abrusosid A, B, C, D  có trong cam thảo dây Abrus precatorius là những saponin thuộc nhóm này.

Nhóm cucurbitan (VII): Phần lớn các saponin nhóm  cucurbitan gặp trong  họ Cucurbitaceae. Ở đây nhóm CH3 góc thay vì ở vị trí C10 lại đính ở C9.

Saponin steroid:

Nhóm spirostan: Ta xét 3 chất sapogenin làm ví dụ: sarsasapogenin, smilagenin, tigogenin. Những chất này có 27 carbon như cholesterol, nhưng mạch nhánh từ C 20-27 tạo thành 2 vòng có oxy (16,22 và 22,26 diepoxy), một vòng là hydrofuran (vòng E) và một vòng là hydropyran (vòng F). Hai vòng này nối với nhau  bởi 1 carbon chung ở C-22. Mạch nhánh này được gọi là mạch nhánh spiroacetal.

Ba chất trên là 3 đồng phân. Smilagenin và tigogenin khác nhau do cấu hình ở C-5. Còn sarsasapogenin và smilagenin thì khác nhau do cấu hình ở C-25. Sarsasapogenin có nhóm methyl ở C-25 hướng axial có cấu hình tuyệt đối 25S, smilagenin thì nhóm methyl ở C-25 hướng equatorial có cấu hình tuyệt đối 25R.

Các sapogenin nhóm này có nối vòng C và D trans (khác với glycosid tim). Còn vòng A và B có thể là cis như ở chất sarsasapogenin và smilagenin hoặc có thể là trans như ở chất tigogenin. Công thức lập thể của 3 chất sarsasapogenin Smilagenin và tigogenin.

Nhóm OH ở C3 thường hướng b, một số hướng a ví dụ các saponin của tỳ giải.

Nhóm spirostan hiện nay được chú ý nhiều vì là nguồn nguyên liệu quan trọng để bán tổng hợp các thuốc steroid. Hai sapogenin quan trọng nhất là diosgenin (có chủ yếu trong các loài Dioscorea) và hecogenin (có chủ yếu trong các loài Agave).

Ở dạng glycosid phần đường được nối vào OH ở C-3, một số ít trường hợp ở C1. Mạch đường thường phân nhánh và phức tạp. Ví dụ digitonin là một saponosid  có trong cây digital, có mạch đường gồm 5 đơn vị đường và phân nhánh:

Nhóm furostan: Nhóm này có cấu trúc tương tự như nhóm spirostan chỉ khác là vòng F bị biến đổi. Trường hợp thứ nhất: vòng F mở và nhóm alcol bậc một ở C-26 được nối với đường glucose. Nếu glucose ở C-26 bị cắt (bởi enzym hoặc bởi acid) thì xảy ra sự đóng vòng F thành vòng hydropyran và chuyển thành dẫn chất nhóm spirostan. Ví dụ sarsaparillosid dưới tác dụng của enzym thủy phân cắt mạch glucose ở C-26 sẽ chuyển thành parillin.

Trường hợp thứ hai: vòng F là vòng 5 cạnh do sự đóng vòng 22-25 epoxy ví dụ avenacosid có trong Yến mạch  (Avena L). Họ Lúa (Poaceae)  Avenacosid A cũng có 2 mạch đường. Khi thủy phân cắt đường glucose ở C-26 thì cũng chuyển thành dẫn chất nhóm spirostan.

Sarsaparillosid và avenacosid A đều có 2 mạch đường. Người ta gọi đây là các bidesmosid (desmos = mạch).

Nhóm aminofurostan: Ở đây vòng F mở  như trường hợp sarsaparillosid nói ở trên nhưng ở vị trí C-3 đính nhóm NH2. Ví dụ jurubin, là saponin có trong Solanum paniculatum

Nhóm spirosolan: Nhóm này chỉ khác nhóm spirostan ở nguyên tử oxy của vòng F được thay bằng NH. Một điểm cần chú ý là ở đây có isomer ở C-22 (khác với nhóm spirostan). Ví dụ solasonin có trong cây cà Úc (= cà lá xẻ ) Solanum laciniatum có cấu trúc (25R) 22a  còn tomatin là các saponin có trong cây cà chua thì có cấu trúc (25S) 22b.

Nhóm solanidan: Solanin có trong mầm khoai tây thuộc nhóm này. Ở đây 2 vòng E và F cùng chung 1C và 1N.

Những chất thuộc 3 nhóm aminofurostan, spirosolan và solanidan đều có chứa N vừa mang tính alcaloid vừa mang tính glycosid nên được gọi là những chất glycoalcaloid.

Ngoài những nhóm saponin steroid kể trên người ta còn gặp một số saponin steroid có cấu trúc mạch nhánh khác ví dụ polypodosaponin và oslandin được Jizba phân lập 1971 từ thân rễ cây Polypodium vulgare L. Oslandin là một bidesmosid có vị ngọt. a-spinasterol glycosid có trong cây chè Camelia sinensis (L.) O. K.tze (Thea sinensis L.).

3. Kiểm nghiệm Saponin

CÁC PHƯƠNG PHÁP  ÐỂ KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN:

Dựa trên tính chất tạo bọt: Ðây là tính chất đặc trưng nhất của saponin do phân tử saponin lớn và có cùng một lúc một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước. Người ta dựa trên hiện tượng gây bọt ở môi trường kiềm và acid để sơ bộ phân biệt saponin steroid và triterpenoid: lấy 1g bột nguyên liệu thực vật, thêm 5ml cồn, đun sôi cách thủy 15 phút.

Lấy 2 ống nghiệm cỡ bằng nhau, cho vào ống thứ nhất 5ml HCl 0,1 N (pH=1) vào ống thứ hai 5ml NaOH 0,1 N (pH=13). Cho thêm vào mỗi ống 2-3 giọt dung dịch cồn chiết rồi bịt ống nghiệm, lắc mạnh cả 2 ống trong 15 giây. Ðể yên, nếu cột bọt trong cả 2 ống cao ngang nhau và bền như nhau thì sơ bộ xác định trong dược liệu có saponin triterpenoid. Nếu ống kiềm có cột bọt cao hơn ống kia thì sơ bộ xác định là saponin steroid. Có thể dựa vào chỉ số bọt để đánh giá một nguyên liệu chứa saponin: chỉ số bọt là sốml nước để hoà tan saponin trong 1g nguyên liệu cho một cột bọt cao 1cm sau khi lắc và đọc (tiến hành trong điều kiện qui định). Cách tiến hành: cân 1g bột nguyên liệu (qua rây số 32), cho vào bình nón có thể tích 500ml đã chứa sẵn 100ml nước sôi, giữ cho sôi nhẹ trong 30 phút, lọc, để nguội và thêm nước cho đúng 100ml. Lấy 10 ống nghiệm có chiều cao 16 cm và đường kính 16 mm, cho vào các ống nghiệm lần lượt 1,2,3,…,10ml nước sắc, thêm nước cất vào mỗi ống cho đủ mỗi ống 10ml. Bịt miệng các ống nghiệm rồi lắc theo chiều dọc trong 15 giây, mỗi giây 2 lần lắc. Ðể yên 15 phút và đo chiều cao của các cột bọt. Nếu cột bọt trong các ống thấp dưới 1 cm thì chỉ số bọt dưới 100. Nếu ống có cột bọt cao 1 cm nằm giữa gam, ví dụ ống số 4 chẳng hạn thì tính như sau: ống này có 4ml nước sắc 1% tương ứng với 0,04g bột thì chỉ số là: 10×1/0,04=250

Saponin bên trong sâm ngọc linh
Saponin bên trong sâm ngọc linh

Nếu chỉ số bọt nằm trong ống số 1, 2 thì cần pha loãng để có chỉ số nằm giữa gam.

Dựa trên tính chất phá huyết: Ðây cũng là tính chất đặc trưng của saponin. Tuy nhiên cũng có một vài saponin không thể hiện rõ tính chất này. Khả năng phá huyết cũng khác nhau nhiều tùy loại saponin. Người ta cho rằng tính phá huyết có liên quan đến sự tạo phức với cholesterol và các ester của nó trong màng hồng cầu nhưng lại thấy rằng giữa chỉ số phá huyết và khả năng tạo phức với cholesterol có nhiều trường hợp không tỷ lệ thuận với nhau nên người ta cho rằng phải xét đến ảnh hưởng của saponin trên các thành phần khác của màng hồng cầu. Qua việc theo dõi tính phá huyết của saponin  người ta thấy rằng cấu trúc của phần aglycon có tác dụng trực tiếp đến tính phá huyết nhưng phần đường cũng có ảnh hưởng. Hồng cầu của các động vật khác nhau cũng bị tác động khác nhau đối với một saponin. Hồng cầu cừu dễ bị phá huyết nên dùng tốt, có thể dùng máu của súc vật có sừng khác, hoặc dùng máu thỏ thường dễ kiếm đối với các phòng thí nghiệm.

Ðể đánh giá một nguyên liệu chứa saponin, người ta dựa trên chỉ số phá huyết là số ml dung dịch đệm cần thiết để hoà tan saponin có trong 1g nguyên liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với một thứ máu đã chọn (tiến hành trong điều kiện qui định).

Cách tiến hành

 Pha dung dịch đệm:

Dung dịch mono kali phosphat 9,07% 28ml
Dung dịch dinatri phosphat 11,87% 162ml
NaCl tinh khiết 1,8 g

Pha dung treo máu:

Ðể làm cho máu không đông thì phải loại fibrin bằng cách lấy 300ml máu súc vật có sừng mới cắt tiết cho vào bình 1 lít có miệng rộng, dùng đũa quấy tròn đều hoặc cho vào bình một ít bi thủy tinh và lắc tròn khoảng 10 phút, lọc qua gạc để loại fibrin, để tủ lạnh có thể dùng được vài ngày. Từ máu đã loại fibrin này đem pha thành dung treo máu 2% với dung dịch đệm. Có thể tiến hành chống đông máu và pha thành dung treo máu để làm thí nghiệm bằng cách khác như sau: Lấy 4,5ml máu thỏ trộn với 0,5ml dung dịch 3,65% Natri citrat rồi thêm 220ml dung dịch đệm.

Pha dung dịch saponin:

Bột nguyên liệu đã rây qua rây 0,5 mm, cân chính xác 0,5 – 1 g, cho vào bình, thêm dung dịch đệm (50-100ml) rồi đặt lên nồi cách thủy (95-980C) trong 30 phút. Lọc rồi pha đến thể tích chính xác.

Thử sơ bộ:

Pha các hỗn hợp theo bảng dưới đây:

Ống (ml) I II III IV
Dung dịch chiết dược liệu 0,10 0,20 0,50 1,00
Dung dịch đệm 0,90 0,80 0,50
Dung dịch đệm 1,00 1,00 1,00 1,00
0,90 0,80 0,50

Lắc nhẹ  ngay hỗn hợp (tránh tạo bọt). Sau 30 phút, lắc lại rồi để yên trong 6 giờ ở nhiệt độ phòng. Quan sát các ống và xác định ống (hoặc các ống) có hiện tượng phá huyết hoàn toàn, nghĩa là ống đỏ đều và trong, không có hồng cầu lắng đọng.

Nếu chỉ có ống IV có hiện tượng phá huyết hoàn toàn thì cứ dùng dung dịch dược liệu ban đầu, nếu ống III và IV có hiện tượng phá huyết hoàn toàn thì dùng dung dịch đệm để pha loãng gấp đôi (1:1), nếu cả 3 ống II, III, IV thì pha loãng gấp 5 (1+4), nếu cả 4 ống đều trong suốt và đỏ thì pha loãng dịch chiết dược liệu gấp 10 lần (1+9) và làm lại thí nghiệm sơ bộ từ đầu. Nếu trường hợp ngược lại, nghĩa là cả 4 ống đều không có hiện tượng phá huyết hoàn toàn thì tiến hành thử sơ bộ lại với dung dịch nguyên liệu đậm đặc hơn.

Thí nghiệm quyết định: Lấy 20 ống nghiệm nhỏ (còn gọi là ống phá huyết), đánh số thứ tự rồi cho vào mỗi ống lần lượt như sau: dung dịch chiết nguyên liệu theo thứ tự tăng dần: ống thứ nhất 0,05ml, ống thứ  hai 0,10ml,…, dung dịch đệm theo thứ tư giảm dần: ống thứ nhất 0,95ml, ống thứ hai 0,90ml,…, dung treo máu 2% mỗi ống 1ml. Sau đó lắc khẽ ngay để trộn đều. Sau 30 phút lắc lại 1 lần nữa. Sau 24 giờ thì đọc kết quả: tìm ống đầu tiên có hiện tượng phá huyết hoàn toàn, tính độ pha loãng của nguyên liệu trong ống đó. Chính độ pha loãng của ống này là chỉ số phá huyết của nguyên liệu. Có thể đọc kết quả sớm hơn bằng cách ly tâm 10 phút (1500 vòng/phút) sau khi đã để yên 2 giờ.

Dựa trên độ độc đối với cá: Cá là động vật rất nhạy cảm với saponin nên người ta dùng các cây có saponin để thuốc cá (đừng nhầm với rotenon). Ðể đánh giá nguyên liệu chứa saponin, người ta có thể dựa vào chỉ số cá. Chỉ số cá cũng phải tiến hành trong những điều kiện quy định: môi trường, loại cá,…

D- Khả năng tạo phức với cholesterol: Những saponin triterpenoid tạo phức kém hơn loại steroid. Trong loại steroid thì digitonin kết hợp với cholesterol gần như hoàn toàn, do đó digitonin được dùng làm thuốc thử để định lượng cholesterol trong hoá sinh.

Các phản ứng màu: Acid sulfuric đậm đặc hòa tan các saponin và cho màu thay đổi từ vàng, đỏ, lơ-xanh lá hay lơ-tím (phản ứng Salkowski).

  • Saponin triterpenoid cho tác dụng với vanillin 1 % trong HCl và hơ nóng (phản ứng Rosenthaler) sẽ có màu hoa cà.
  • Saponin tác dụng với antimoin trichlorid trong dung dịch chloroform rồi soi dưới đèn phân tích tử ngoại thì saponin triterpenoid có huỳnh quang xanh còn saponin steroid thì vàng.

Phản ứng Liebermann-Burchardt cũng hay dùng để phân biệt 2 loại sapogenin: lấy vài miligram sapogenin hoà nóng vào 1ml anhydrid acetic, cho thêm 1 giọt H2SO4 đậm đặc, nếu là dẫn chất steroid thì có màu lơ-xanh lá, còn dẫn chất triterpenoid thì có màu hồng đến tía.

Sắc ký lớp mỏng: Chiết xuất và tinh chế sơ bộ saponin: đối với saponin trung tính và acid có thể tiến hành như sau:  bột dược liệu được chiết với ether dầu hỏa để loại chất béo rồi chiết saponin bằng methanol-nước (4:1). Loại methanol dưới áp suất giảm. Hoà cặn trong nước để có dung dịch 10% rồi lắc với n-butanol. Tách lớp n-butanol, bốc hơi butanol dưới áp suất giảm rồi hoà cặn với methanol để có dung dịch chấm sắc ký. Có thể tinh chế thêm bằng cách rót từ từ dung dịch methanol vào ether có lượng lớn gấp 10-15 lần (có khi dùng aceton hoặc hexan thay ether).

Saponin kiềm thuộc nhóm spirosolan và solanidan có thể chiết như sau: bột dược liệu thêm methanol đun nóng đến sôi trên nồi cách thủy. Dịch lọc đem bốc hơi đến khô trên nồi cách thủy. Cắn được hoà tan trong acid acetic 5%, đun nóng đến 800C rồi kiềm hoá bằng ammoniac. Tủa được ly tâm rồi hoà tan vào ethanol 96% để chấm sắc ký.

Sau đây là một vài hệ dung môi dùng để khai triển trên các bản mỏng silicagel-G.

Saponin triterpenoid:

a) Chloroform-methanol-nước (65:35:10).

b) Ethyl acetat – acid acetic – nước (8:2:1).

c) n Butanol – ethanol (10:2).

Saponin nhóm spirostan:

a) Chloroform – methanol – nước (65:35:10).

b) Chloroform – methanol (8:2).

c) n-Butanol bão hoà nước.

Saponin kiềm:

a) Chloroform – ethanol -dd.ammoniac 1%/nước (2:2:1).

b) Ethanol-pyridin-nước (3:1:3).

Cách hiện màu: Dựa vào tính phá huyết bằng cách tráng một lớp gelatin-máu (hoà tan 5 g gelatin trong 100ml dung dịch NaCl 9%o ở 600C, khi nguội đến 400C thì thêm máu bò đã loại fibrin) hoặc phun dung treo máu 2% đã loại fibrin lên bản mỏng.

Các thuốc thử dùng cho các loại saponin và sapogenin nêu dưới đây sau khi phun cần phải sấy 10 phút ở 1100C rồi quan sát màu ở ánh sánh thường hoặc ánh sáng tử ngoại (365nm): thuốc thử Carr-Price (SbCl3 bão hoà trong chloroform), thuốc thử Liebermann-Burchardt (1ml H2SO4 + 20ml anhydrid acetic + 50ml chloroform), thuốc thử Salkowski (dung dịch acid sulfuric 10%-50% trong nước hoặc 5%-10% trong ethanol), acid phosphomolybdic 10% trong ethanol, acid phosphotungstic 20% trong ethanol, dung dịch acid phosphoric 50% trong nước, vanillin sulfuric (vanillin 1% trong cồn tuyệt đối 100ml + acid sulfuric 2ml).

Saponin nhóm spirostan còn có thể hiện màu bằng thuốc thử  Sannié (dung dịch vanillin 1% trong cồn (a), anhydrid acetic + H2SO4 12:1 (b), phun dung dịch (a) rồi sấy 1200C trong 3 phút sau đó phun dung dịch (b), vết saponin có màu vàng.

Ðối với nhóm spirostan và nhóm steroid alcaloid có thể dùng thuốc thử Carr-Price để phân biệt các dẫn chất có nối đôi và không có nối đôi ở vị trí C-5. Các dẫn chất D5 có màu đỏ ở 200C và tím đỏ sau khi sấy 1050C. Cũng có thể phân biệt 2 loại dẫn chất trên bằng thuốc thử Marquis (0,2ml dung dịch formaldehyd 37% trong nước + 10ml H2SO4), chỉ có loại D5 cho phản ứng.

Các saponin nhóm spirosolan và solanidan có thể phát hiện bằng thuốc thử Dragendorff.

Sắc ký đồ dịch chiết một số dược liệu chứa saponin (1) (2)

Ðịnh lượng:

Phương pháp cân. Chiết saponin rồi cân. Cách tiến hành chiết như trình bày ở phần SKLM. Có khi người ta thủy phân saponin, phần sapogenin rất ít tan trong nước được lọc hoặc được hoà tan trong dung môi hữu cơ rồi đem bốc hơi dung môi hữu cơ, sấy, cân.

Phương pháp đo quang. Ðối với nhóm triterpenoid có thể dùng thuốc thử vanillin-sulfuric. Ví dụ định lượng acid glycyrrhetic trong cam thảo, phản ứng cho màu tím.

Ðối với nhóm spirostan, A. Akahori dùng aldehyd có nhân thơm + acid phosphoric để định lượng: 50 mg sapogenin + 500 mg anis aldehyd trong ethanol 99%, đun 10 phút ở 1000C để yên 1 giờ rồi đo mật độ quang ở 550 nm. Các dẫn chất  D5-sapogenin ví dụ diosgenin thì dùng thuốc thử FeCl3-H3PO4: 800mg FeCl3 trong 10ml nước (a), lấy 1ml (a) thêm đủ 50ml với H3PO4 (b). 50 mg diosgenin + 50ml (b) làm lạnh 5 phút trong nước đá, thêm 0,5ml H2SO4, làm lạnh 10 phút rồi đặt trong tủ sấy ở nhiệt độ 700C trong 9 phút. Sau khi làm lạnh 10 phút và để yên 60 phút đem đo ở 485 nm. Phương pháp này có thể dùng định lượng riêng biệt các sapogenin sau khi tách bằng sắc ký giấy hoặc sắc ký lớp mỏng.

Xác định bằng quang phổ: Các sapogenin triterpenoid trong H2SO4 đậm đặc có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng tử ngoại ở 310 nm. Cực đại này không thể hiện với các saponin steroid.

Phổ hồng ngoại của các sapogenin steroid đặc biệt có 4 pic đặc trưng của mạch nhánh spiroacetal: pic thứ nhất ở 850 – 857 cm-1 đối với các chất 25 S hoặc 860 – 866 cm-1 đối với các chất 25 R. Pic thứ hai ở gần 900 (894-905), pic thứ ba ở gần 915 (915-923), pic thứ tư ở gần 980 (980-987). Ðể phân biệt sapogenin thuộc 25 R hoặc 25 S thì căn cứ vào cường độ hấp thu của pic thứ hai và pic thứ ba: các chất 25 R thì pic thứ hai có cường độ hấp thụ mạnh hơn pic thứ ba; đối với 25 S thì ngược lại.

4. Chiết xuất

Có nhiều quy  trình chiết xuất khác nhau. Ta có thể tiến hành theo quy trình như đã trình bày trong phần S.K.L.M. Ðể tinh chế, có thể thực hiện với các phương pháp sau:

  • Thẩm tích.
  • Dùng bột Mg oxyd hoặc bột polyamid để tách saponin ra khỏi tanin: saponin được hoà vào nước rồi trộn với bột polyamid hoặc bột Mg oxyd trên nồi cách thủy 10 phút để có một khối nhão. Sau đó chiết saponin từ khối nhão này bằng ethanol 80% nóng. Lọc rồi bốc hơi.
  • Dùng Sephadex G-25,G-50,G-75: Lượng Sephadex dùng gấp 50 lần saponin đem ngâm nước cất cho trương lên, gạn lượng nước thừa, cho gel vào cột sắc ký.
  • Dung dịch đậm đặc saponin trong nước cho lên phần trên cột rồi khai triển bằng nước cất. Saponin có phân tử lớn sẽ ra khỏi cột trước saponin có phân tử nhỏ.
  • Bằng cách acyl hoá hoặc alkyl hoá các nhóm OH trong phân tử của các loại Sephadex nói trên, người ta chế được các loại Sephadex vừa có tính thân nước vừa có tính thân dung môi hữu cơ. Ví dụ từ Sephadex G-25 bằng cách alkyl hoá người ta thu được Sephadex LH-20 có khả năng hút được nước, alcol và cả chloroform. Loại này dùng để tách các saponin rất hiệu quả.
  • Ðể tinh chế saponin steroid có thể dùng phương pháp kết hợp với cholesterol: 1 g saponin hoà trong 200ml ethanol đun nóng đến 50-600C rồi cho tác dụng với một dung dịch chứa 2 g cholesterol trong 200ml ethanol đã đun nóng, tủa phức sẽ tạo thành. Sau khi nguội đem lọc tủa và sấy khô. Phá phức bằng cách hoà tan trong pyridin. Saponin tinh khiết sẽ được tủa trong ether. Ðể loại hết cholesterol, tủa được hoà tan trong methanol rồi lại tủa với ether.
  • Ðể tinh chế các dẫn chất nhóm glycoalcaloid, ta hoà tan chúng vào một ít n-butanol rồi cho lên cột chứa nhôm oxyd, đẩy ra bằng nước bão hoà n-butanol.

5. Tác dụng, công dụng

  • Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho. Là hoạt chất chính trong các dược liệu chữa ho như viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn…
  • Một số dược liệu chứa hoạt chất này có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải, thiên môn, mạch môn,…
  • Hoạt chất này có mặt trong một số vị thuốc bổ như sâm ngọc linh, nhân sâm, tam thất và một số cây thuộc họ nhân sâm khác.
  • Làm tăng sự thấm của tế bào; sự có mặt của saponin sẽ làm cho các hoạt chất khác  dễ hoà tan và hấp thu, ví dụ trường hợp digitonin trong lá Digital.
  • Một số saponin có tác dụng chống viêm. Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.
  • Một số có tác dụng chống ung thư trên thực nghiệm.
  • Nhiều saponin có tác dụng diệt các loài thân mềm (nhuyễn thể).
  • Sapogenin steroid dùng làm nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc steroid.
  • Digitonin dùng để định lượng cholesterol.
  • Một số nguyên liệu chứa hoạt chất này dùng để pha nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa.

Saponin bên trong nhân sâm

6. Sự phân bố trong thực vật

Saponin steroid thường gặp trong những cây một lá mầm. Các họ hay gặp là: Amaryllidaceae, Dioscoreaceae, Liliaceae, Smilacaceae. Ðáng chú ý nhất là một số loài thuộc chi Dioscorea L.; Agave L.; Yucca L.

Saponin triterpenoid thường gặp trong những cây 2 lá mầm thuộc các họ như: Acanthaceae, Amaranthaceae, Araliaceae, Campanulaceae, Caryophyll-aceae, Fabaceae, Polygalaceae, Rubiaceae, Sapindaceae, Sapotaceae.

Trong cây saponin thường tích lũy ở những bộ phận khác nhau: tích lũy ở quả như Bồ kết, Bồ hòn; rễ như Cam thảo, Viễn chí, Cát cánh; lá như Dứa Mỹ…

7. Tài liệu tham khảo

  • Bài giảng Dược liệu Tập I – 1998
  • Dược điển Việt Nam III.
  • Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam 2003
  • Jean BRUNETON Pharmacognosy, Phytochemistry, Medicinal Plants – Technique & Documentation – Lavoisier, 1995 (Translated by Caroline K. Hatton)
  • Д.А. Муравьева – Фармакогнозия – Москва – Медицина 1991
  • Яковлев Г.П (2013) Фармакогнозия лекарственное сырье растительного и животного происхождения. 3-е изд., испр. и доп. – СПб. : СпецЛит.

Tác dụng của saponin

Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chứng minh chúng có tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu, ung thư, tăng cường sức khỏe của xương và kích thích hệ miễn dịch. Các tác động của hoạt chất này được đánh giá từ nguồn thực vật cụ thể và kết quả không thể được áp dụng cho saponin khác.

Giảm Cholesterol

Saponin ràng buộc với muối mật và cholesterol trong đường ruột. Muối mật hình thành các mixen nhỏ với cholesterol tạo thuận lợi cho sự hấp thụ của nó. Gây giảm cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn tái hấp thu của nó.

Giảm nguy cơ ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất này có tính chống ung thư và chống gây đột biến tế bào, có thể giảm nguy cơ ung thư ở người, bằng cách ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Saponin dường như để phản ứng với các tế bào giàu cholesterol của các tế bào ung thư. Do đó hạn chế sự tăng trưởng và khả năng tồn tại của các tế bào này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện saponin có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết (bài viết “Saponin như chống chất gây ung thư” xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng (1995, 125, 717s-724s) của Mỹ). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin có thể gây ra apoptosis của bệnh bạch cầu tế bào bằng cách gây phân bào của các tế bào gây ung thư.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Các saponin có thể chống lại nhiễm trùng bởi ký sinh trùng. Trong hệ tiêu hóa của người, saponin cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại và bảo vệ vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể.

Chất chống oxy hóa

Phần không đường của saponin cũng hoạt động trực tiếp như một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch.

Giảm nguy cơ ung thư đại tràng

Các cơ chế tương tự mà saponin có thể làm giảm cholesterol – liên kết với acid mật – thực sự có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Theo Viện Linus Pauling, một số axit mật thứ cấp thúc đẩy ung thư ruột kết. Vi khuẩn trong ruột sản xuất axit mật thứ cấp từ các axit mật chính. Bằng cách gắn vào acid mật chính, saponin làm giảm lượng acid mật thứ cấp mà vi khuẩn đường ruột có thể sản xuất, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Viện Linus Pauling cũng cho biết rằng, trong thí nghiệm dùng saponin làm thức ăn cho chuột trong phòng thí nghiệm, số lượng của các tổn thương tiền ung thư trong chuột được giảm hẳn. Một kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 1995 tại “Dinh dưỡng và ung thư” ủ tế bào khối u ung thư ruột kết c ủa người trong 1 giờ và 48 giờ ở nồng độ khác nhau của saponin từ đậu nành và soapwort (một loại thảo dược), họ nhận thấy các saponin ức chế tăng trưởng tế bào khối u và hoạt động tế bào khối u giảm v à phụ thuộc vào nồng độ của saponin. Nồng độ saponin càng cao, tốc độ tăng trưởng tế bào ung thư và hoạt động của nó giảm càng mạnh.

Thành phần và tác dụng đặc trưng của từng loại Saponin

  • Thành phần Saponin Ro:Có tác dụng phân giải rượu qua đó chống viêm gan và  phục hồi hư tổn gan.
  • Thành phần Saponin Rb1: Có thể kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương vì vậy mà làm dịu cơn đau, khả năng bảo vệ tế bào gan.
  • Thành phần Saponin Rb2: Ngăn ngừa hạn chế  bệnh tiểu đường, phòng chống xơ cứng gan, và đẩy nhanh khả năng hấp thụ của tế bào gan.
  • Thành phần Saponin Rc: Làm dịu cơn đau, mặt khác làm tăng tốc độ tổng hợp protein.
  • Thành phần Saponin Rd: Tác dụng đẩy nhanh hoạt động của vỏ tuyến thượng thận.
  • Thành phần Saponin Re: Giúp bảo vệ gan rất tốt đặc biệt là khả năng làm tăng tốc độ tổng hợp của các tế bào tủy.
  • Thành phần Saponin Rf: Làm dịu cơn đau trong các tế bào não.
  • Thành phần Saponin Rg1:  Nâng cao tập trung hệ thần kinh và chống mệt mỏi, stress
  • Thành phần Saponin Rg2: Hạn chế sự gắn kết các tiểu cầu máu, phụ hồi trí nhớ.
  • Thành phần Saponin Rg3: Hạn chế quá trình chuyển giao ung thư và bảo vệ gan.
  • Thành phần Saponin Rh1: Bảo vệ gan,hạn chế  khối u, ngăn chặn gắn kết tiểu cầu máu.
  • Thành phần Saponin Rh2: Ức chế các tế bào ung thư và hạn chế khối u phát triển.

Hiểu sâu về tác dụng của Saponin đối với sức khỏe con người

Saponin là một hoạt chát được tìm thấy trong nhiều loài thực vật và động vật thân mềm như Hải sâm, Sao biển. Kể từ phát hiện ra Saponin đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng hoạt chất này và đã khám phá những điểm rất thú vị. Và nếu bạn đang quan tâm tới tác dụng của Saponin đối với sức khỏe con người thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Saponin ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Một số nghiên cứu tiến hành trên in vitro và in vivo về đặc tính hỗ trợ chống ung thư của saponin. Kết quả các nghiên cứu in vivo đã công bố rằng nhân sâm (có chứa 2 – 4% saponin) có khả năng ức chế sự phát triển của các loại khối u khác nhau.

Bên cạnh đó, 2 nhà khoa học Trung Quốc là Rao và Sung đã quan sát thấy rằng saponin chiết xuất từ đậu nành đã ức chế sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô đại tràng [1].

Nhận thấy lợi ích chống ung thư của saponin nên nhiều nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu cơ chế chống ung thư của saponin. Một số cơ chế được đề xuất về đặc tính chống ung thư của saponin như:

  • Tác dụng gây độc trực tiếp tế bào ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh.
  • Điều hòa sự tăng sinh của tế bào trong cơ thể.
  • Một số saponin có tác dụng cụ thể chống ung thư đó chính là: acid betulinic, acid ursolic, acid oleanolic…
  • Saponin ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

2. Làm giảm mỡ máu

Thí nghiệm trên động vật và người, saponin đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol có trong huyết tương ở chuột, thỏ và khỉ. Ở thỏ, chế độ ăn có chứa 1.0 – 1.2% saponin cho thấy làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương và gan.

Hơn thế nữa, nhiều nhà khoa học cũng kết luận rằng với nồng độ cao của saponin có tác dụng ức chế sự hấp thu cholesterol cho cơ thể.

Tác dụng tương tự của saponin có nguồn gốc từ đậu nành cũng đã được chứng minh trên chuột và có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol có trong máu và gan ở chuột.

Không những vậy, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng có ít nhất 10 saponin triterpenoid có trong đậu nành có tác dụng giảm cholesterol.

Cơ chế của saponin trong việc giảm mỡ máu được giải thích là do các loại axit mật được hấp thụ bởi saponin. Nhờ đó, làm giảm bài tiết axit mật qua phân, sau đó được thay thế bằng sự tăng chuyển cholesterol thành axit mật của gan.

Bên cạnh đó, một số saponin còn tương tác trực tiếp với cholesterol để tạo thành phức hợp cholesterol – saponin, từ đó ức chế sự hấp thụ cholesterol từ ruột non.

Tuy nhiên, tác dụng của saponin đối với lipid huyết thanh còn phụ thuộc vào nguồn protein trong chế độ ăn uống của từng người.

Không những vậy, nhiều dẫn chất (tự nhiên hay bán tổng hợp) của các sapogenin steroid như tigogenin, diosgenin, hecogenin đã được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu và chống xơ vữa động mạch, có chất còn tốt hơn cả cholesteramin.

3. Bảo vệ gan

Acid ursolic và oleanolic – 2 chất thuộc nhóm saponin có tác dụng bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây tổn thương gan. Acid oleanolic đã bảo chế tại Trung Quốc làm thuốc chống các rối loạn ở gan dưới dạng viên uống.

Cơ chế bảo vệ gan của saponin có thể là do ức chế sự hoạt hóa chất gây độc cho gan và tăng cường chức năng bảo vệ cơ thể.

4. Kháng khuẩn, kháng nấm

Năm 2012, các nhà khoa học Hazem và các cộng sự đã báo cáo rằng saponin được chiết xuất từ phần trên mặt đất của loài Achillea Fragrantissima có tác dụng chống lại nhiều loại nấm như Aspergillus, Fusarium và Rhizopus.

Bên cạnh đó, vào năm 2016 các nhà khoa học đã phát hiện ra khả năng kháng nấm của saponin C-27 giúp chống lại một số loại nấm như: Candida albicans, C.glabrata, C. krusei, Cryptococcus neoformans và Aspergillus fumigatus.

5. Chống viêm

Patel và các cộng sự vào năm 2012 đã nghiên cứu khả năng chống viêm của saponin được phân lập từ lá cây củ cải đỏ. Theo kết quả của họ, saponin cho thấy khả năng chống viêm mạnh đối với tình trạng viêm cấp tính và mãn tính trên mô hình thí nghiệm.

Các nhà khoa học này đã chứng minh rằng các cơ chế hoạt động chống viêm của saponin có thể liên quan tới sự ức chế của prostaglandin và histamine.

Ngoài ra vào năm 2013, Yassin và các cộng sự đã phát hiện ra hoạt động chống viêm của saponin từ chiết xuất methanol của phần quả của loài Gleditsia caspica. Và họ đã được quan sát thấy rằng saponin có thể ức chế đáng kể sự tiến triển của viêm trong điều trị. Sau đó, các nhà khoa học đã chứng minh rằng tác dụng ức chế của saponin có thể là do sự ức chế enzyme cyclo-oxyase và sự ức chế tổng hợp prostaglandin.

Một số saponin có tác dụng chống viêm như glycyrrhizin trong Cam thảo, các saponin trong Ngưu tất…

6. Một số tác dụng và công dụng khác

  • Saponin có tác dụng long đờm, saponin là hoạt chất chính trong các dược liệu chữa ho như Viễn chí, Cát cánh, Cam thảo, Thiên môn, Mạch môn…
  • Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như Rau má, Tỳ giải, Thiên môn, Mạch môn. Trên chuột cống cho thấy acid oleanolic và acid ursolic có tác dụng lợi tiểu – thải trừ natri, có lợi trong việc ngừa huyết áp cao.
  • Saponin có trong một số cây thuộc họ Nhân sâm có tác dụng bổ tăng lực ví dụ như Nhân sâm, Tam thất và một số loài khác.
  • Bên cạnh đó, Saponin còn có tác dụng làm tăng tính thấm của tế bào, sự có mặt của saponin sẽ làm cho các hoạt chất khác dễ hòa tan và hấp thu. Ví dụ như trường hợp digitonin trong lá Digitalis. Một số saponin được dùng làm chất tăng tính thấm trong vaccin.
  • Asiaticosid có trong Rau má có tác dụng làm thuốc chóng lên sẹo các vết mổ, vết thương, chữa loét, bỏng, eczema. Một số saponin thuộc cả triterpen và steroid có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus.
  • Nhiều saponin triterpenoid có tác dụng hạ đường huyết đã được chứng minh trên thực nghiệm. Acid oleanolic và acid ursolic cũng có tác dụng này.
  • Ruscogenin, sapogenin steroid chiết từ thân rễ cây Ruscus aculeatus có tác dụng làm bền vững tĩnh mạch, bảo vệ thành mạch

(Trích bài giảng Dược liệu – Bộ Y tế)

Saponin trong Sâm Ngọc Linh

Saponin là thành phần hóa học chính của sâm Ngọc Linh. Saponin trong nhân sâm sản xuất một hợp chất hoạt động gọi là ginsenosides có trọng lợi ích với hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống nội tiết, hệ thống miễn dịch, trao đổi chất,  và có hiệu lực khác nhau về chức năng điều hòa của cơ thể. Khi đi vào cơ thể, saponin sẽ giúp bạn làm sạch các mạch máu và các cơ quan khác nhau.

Tại sao Sâm Ngọc Linh lại mang lại hiệu quả cao hơn nhân sâm

Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam cho biết, đây là loại sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới. Phần thân, rễ của Sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi đó – sâm Triều Tiên chỉ có khoảng 25 loại.

Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.

Theo các kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sâm Ngọc Linh còn có tác dụng giúp tăng lực, phục hồi suy giảm chức năng, giúp cơ thể trở lại bình thường, kháng lại các loại độc tố gây hại cho tế bào, giúp tăng tế bào mới và kép dài sự sống của tế bào cũ. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trên thế giới còn chứng minh được: Sâm Ngọc Linh là loại thảo dược vô cùng quý hiếm, nó còn cao hơn cả sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc.

Cũng qua quá trình này mà được sinh thêm các chất Ginsenoside. Các chất  Ginsenoside được tạo ra là do thành phần của nhân sâm bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao như: Chất làm giảm quá trình lão hóa (Maltol), hợp phần chất chống ung thư [chất làm giảm ức chế sự phát triển tế bào ung thư (Ginsenoside Rh2)], chất ngăn sự tái phát tế bào ung thư di căn và sự phát triển tế bào ung thư mới (Ginsenoside Rg3).

Nếu nhân sâm có chứa 24 loại saponin nhờ quá trình chế biến thì Sâm Ngọc Linh chứa tới 52 loại. Chính vì có hàm lượng saponin cao nên Sâm Ngọc Linh có tác dụng tốt hơn đối với sức khỏe.

Cafe Sâm Ngọc Linh | Tổng hợp

Trả lời