Không thể phủ nhận rằng mặc dù chất lượng và hương vị của cà phê hoà tan không ngon như cà phê pha phin hay pha máy, nó vẫn là một thức uống nhanh chóng và vô cùng tiện lợi trong những dịp thích hợp. Theo một số tài liệu ghi nhận, cà phê hoà tan lần đầu tiên trở nên phổ biến trong Thế chiến thứ 2 như 1 cách để giúp binh lính có thể nạp được lượng caffein cần thiết mà không cần các dụng cụ pha cà phê cồng kềnh. Vậy cà phê hoà tan được phát minh ra từ bao giờ?
Cà phê hoà tan là gì?
Cà phê hoà tan là một loại đồ uống từ hạt cà phê đã ủ, cho phép mọi người có thể pha chế 1 cách nhanh chóng bằng cách thêm nước nóng và khuấy đều. Ưu điểm của cà phê hoà tan là nó rất nhanh, khối lượng và trọng lượng vận chuyển cũng thấp hơn so với cà phê hạt hoặc cà phê xay. Nếu được bảo quản đúng cách, cà phê hoà tan có thời hạn sử dụng lâu hơn so với cà phê rang thông thường. Đổi lại, cà phê hoà tan thường bị đánh giá kém về hương vị và chất lượng. Cà phê hoà tan cũng không đòi hỏi công việc dọn dẹp vì không tạo ra bã cà phê.
Nó được làm từ cà phê đã pha sẵn, trải qua quá trình sản xuất để loại bỏ nước khỏi cà phê đã pha bằng nhiều phương pháp. Mục đích cuối cùng là để tạo ra một hỗn hợp bột, tinh thể hoặc chất lỏng đậm đặc, có thể chuyển hoá lại thành cà phê bằng cách thêm nước nóng.
Các phương pháp tạo ra cà phê hoà tan ban đầu liên quan đến việc đun sôi cà phê đã pha cho đến khi nước bốc hơi hoàn toàn. Điều đó khiến cà phê bị khét và không còn ngon nữa. Các kỹ thuật hiện tại không còn làm nước bốc hơi bằng cách đun sôi cà phê nữa nhưng một số bước trong quy trình vẫn tạo ra nhiệt ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Cà phê hoà tan được phát minh
Cà phê hoà tan đầu tiên được phát minh ra ở Anh với tên gọi là “coffee compound” vào năm 1771 , tức là 5 năm trước khi Mỹ tuyên bố là một quốc gia tự do. Những tài liệu về sản phẩm “coffee compound” hầu như đã bị mất, một số tài liệu còn sót lại mô tả đây là một loại cà phê đã pha, được sấy khô và ép thành bánh. Vì thế nó rất nhanh hỏng và không thành công để bán trên thị trường.
Năm 1840, công ty Scotland T&H Smith đã phát triển ra “tinh chất cà phê” đậm đặc, được điều chế bằng cách làm bay hơi nhanh khoảng từ ¼ đến ⅓ thể tích nước của nó. Sau đó, được trộn với chiết xuất đặc của rau diếp xoăn (chicory) và siro đường cháy. Sản phẩm này có độ đặc tương tự mật mía và được cho là có nhẹ vị cà phê. Nó đã được bán theo dạng từng chai tại các hiệu thuốc và cửa hàng tạp hoá. Khẩu phần tiêu chuẩn là 1 hoặc 2 thìa cà phê tinh chất hoà cùng nước sôi.
Lúc đó cà phê hoà tan vẫn chưa phải là một sản phẩm dành cho công chúng và không quá phổ biến. Mãi đến đầu TK20, cà phê hoà tan mới tìm được chỗ đứng trong các hộ gia đình, và công lao này phần lớn nhờ vào 3 cá nhân. Đầu tiên là nhà phát minh David Strang ở Invercargill, New Zealand, ông là người đã nhận được bằng sáng chế về cà phê hoà tan được cấp vào năm 1890, nhờ vào quy trình “Dry Hot-Air” để tạo ra cà phê hoà tan ổn định. Sau đó vào năm 1901, một nhà hoá học người Chicago tên là Satori Kato đã tạo ra “bột cà phê ổn định đầu tiên”. Thế nhưng, sản phẩm của Kato lại không đạt được thành công về mặt thương mại.
Cho đến năm 1909, khi George Constant Louis Washington tạo ra Red E Coffee – một năm sau đó đổi thương hiệu thành G. Washington Coffee Refining Company – cà phê hòa tan đó mới thu hút được đông đảo khách hàng.
Vì thuế chủ yếu đánh vào trà một phần đã châm ngòi cho chiến tranh cách mạng ở Mỹ, cà phê nhanh chóng trở nên phổ biến. Vào thời Nội chiến Mỹ, cà phê đã hoàn toàn ăn sâu vào chế độ ăn uống của người Mỹ. Trên thực tế, nó đã được đưa vào khẩu phần ăn tiêu chuẩn của quân đội bắt đầu từ năm 1832. Việc cung cấp khẩu phần đường và cà phê đủ dùng trong 20 ngày cho 100.000 quân nhân nặng 250 tấn cũng là 1 thách thức lớn.
Netsle gia nhập vào nghiên cứu cà phê hoà tan
Năm 1930, Netsle bắt đầu tham gia nghiên cứu cà phê hoà tan theo yêu cầu của Brazil để trợ giúp lượng cà phê dư thừa. Netsle đã thuê nhà hoá học Max Morgenthaler để giúp các nhà nghiên cứu của công ty tìm ra giải pháp. Ông đã phát triển một kỹ thuật sấy phun mới để tạo ra cà phê hòa tan, kỹ thuật này sẽ trở thành xương sống của thương hiệu Nescafe vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Qúa trình sấy phun bắt đầu bằng việc phun chất lỏng cô đặc cà phê dưới dạng sương mịn vào không khí khô và rất nóng tầm 248 độ C. Vào thời điểm mà những giọi cà phê rơi xuống sàn máy, nước đã bốc hơi hoàn toàn, biến cà phê thành những tinh thể tròn, nhỏ. Sau đó, phần này sẽ được xử lý 1 tí bằng hơi nước để tạo thành hình dạng giống như cà phê vừa xay.
Nescafe nhanh chóng trở nên nổi tiếng nhờ hương vị và mùi vị thơm ngon, vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh trước đó. Sản phẩm của Nescafe thành công đến mức nó vẫn được sản xuất cho đến ngày nay.
Nescafe trở thành nhà cung cấp chính cho quân đội Mỹ trong thế chiến thứ 2, điều này đã mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho thương hiệu. Phần lớn sản phẩm của họ được gửi đến quân đội, họ thậm chí còn thành lập thêm 2 cơ sở sản xuất tại Mỹ để có thể đáp ứng được nhu cầu khổng lồ này.
Cà phê sấy đông (Freeze Dried Instant Coffee)
Trong chiến tranh, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển công nghệ chân không cao để sản xuất penicillin và huyết tương. Sau chiến tranh, những công nghệ này đã được dùng để sản xuất nước cam cô đặc, hay cà phê hoà tan sấy đông.
Người ta tạo ra cà phê sấy đông bằng cách chiết xuất hương vị cà phê ở nhiệt độ cao 175 độ C. Được biết, nhiệt độ tốt nhất để pha cà phê là trong khoảng 90 – 95 độ C. Tiếp đến, chiết xuất cà phê sẽ được đem alfm lạnh nhanh để thành dạng sệt và sau đó được làm lạnh sâu ở -40 độ C. Để tạo các phiến đá cà phê, đá cà phê được chia thành từng mảnh nhỏ rồi làm nóng bằng chan không. Điều này sẽ tạo ra hiện tượng thăng hoa, tạo ra những hạt cà phê hoà tan.
Những khám phá bí ẩn của Pháp
Trong tác phẩm kinh điển “All About Coffee” của William H.Ukers phát hành vào năm 1922, có 2 bằng sáng chế bí ấn của Pháp mà cho đến nay vẫn chưa tìm ra. Năm 1852, một người tên là Tavernier đã được cấp bằng sáng chế của Pháp về “viên nén cà phê” và năm 1853, hai người tên là Lacassagne và Latchoud đã được cấp bằng sáng chế của Pháp về “chiết xuất lỏng và rắn của cà phê”.
Lượng caffein giữa cà phê bình thường và cà phê hòa tan
Caffein sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào thương hiệu cụ thể cũng như loại cà phê mà bạn lựa chọn. Nhưng thông thường, cà phê xay có xu hướng chứa hàm lượng caffein cao hơn cà phê hoà tan. Một tách cà phê hoà tan chứa tầm 60-80 mg caffein trong khi 1 tách cà phê xay chứa đến 80-120mg caffein.
Lý do là vì caffein được chiết xuất từ cà phê xay trong quá trình pha cà phê. Và bạn chiết xuất càng lâu, cà phê sẽ càng giữ được nhiều caffein. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể kiểm soát lượng caffein bạn muốn khi sử dụng cà phê xay bằng cách gia giảm thời gian pha cà phê và lượng cà phê mà bạn dùng.
Loại hạt cà phê nào được dùng để sản xuất cà phê hoà tan hiện nay?
Cà phê hoà tan đã trải qua một quá trình phát triển rất dài, với vô số thử nghiệm về công nghệ và cả hạt. Cuối cùng, cà phê Rosbuta thường là loại cà phê được lựa chọn để làm cà phê hoà tan vì nhiều lý do. Đầu tiên, rất nhiều caffein sẽ bị thất thoát khỏi cà phê trong quá trình sản xuất cà phê hoà tan, đồng nghĩa là cần phải có 1 loại cà phê chứa hàm lượng caffein cao để cân bằng lại sự mất mát này. Hạt robusta cũng dễ trồng và rẻ hơn nhiều so với arabica.
Mặc dù ngày nay, cà phê hoà tan thường đồng nghĩa với chất lượng thấp, rẻ tiền, thứ mà bạn chỉ uống nếu phải uống mà thôi. Nhưng bạn có biết các nhà xay tên tuổi như Black & White, ReAnimator và Verve đều tạo ra các phiên bản cà phê cho riêng họ. Intelligentsia thậm chí đã mở một quán cà phê ở Los Angeles chỉ phục vụ cà phê hòa tan mà thôi.