Với vùng sinh thái núi cao,đất dốc, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, việc khai thác triệt để lợi thế của cây sâm ngọc linh nhằm chuyển đổi cơ cáu cây trồng , phát triển kinh tế xã hội vùng cao, vùng căn cứ cách mạng của hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum là đòi hỏi cấp bách.
GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ KINH TẾ CỦA CÂY SÂM NGỌC LINH
Cây sâm Ngọc linh (sâm Việt nam, sâm K5) được phát hiện chính thức năm 1973 tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, trên độ cao 1800 m núi Ngọc linh.Năm 1988 Ts Hà thị Dụng và Gs Grushvisky xác định là một loài mới của khoa học, đặt tên Panax vietnamensis Ha et Grush. Đây là đối tượng được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Sam và Dược liệu thành phố Hồ chí Minh cho thấy:
Về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở sâm Triều tiên,sâm Mỹ, sâm Nhật, đại diện chính là GinsenosideRb1,Ginsenosid Rg1, Ginsenosid Rd và 26 saponin mới phát hiện trong sâm Ngọc linh,đại diện chính là:Majonosid R1,Majonosid R2.Đặc biệt Majonosid R2 chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần của sâm Ngoc linh.
Trong lá và cọng lá đẵ phân lập được 19 saponin dammaran, trong đó 8 saponin có cấu trúc mới.Ngoài thành phần chính saponin ,trong sâm Ngọc linh đã xác định 17 acid amin,20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
Nghiên cứu dược lý thực nghiệm của sâm Ngọc linh đã được các nhà khoa học chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và chống trầm cảm. Tác dụng kích thích hệ miễn dịch, tác dụng chống oxy hoá, chống lão hoá,tác dụng phòng chống ung thư,tác dụng bảo vệ tế bào gan.
Những nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm ngọc linh cho kết quả: bệnh nhân cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực,hoạt động trí tuệ và thể lực được cải thiện, gia tăng sức đề kháng. Sâm Ngọc linh thể hiên có hiệp lực tốt với kháng sinh,có tác dụng hiệp lực với thuốc trị đái tháo đường, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở bệnh nhân huýêt áp thấp.Có tác dụng làm dịu và giảm đau trong bệnh viêm họng,dễ thở trong các bệnh lý phế quản và phổi,làm thưa các cơn hen suyễn.
Giá trị cây sâm Ngọc linh đã được thực tiễn kiểm nghiệm, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.Tình trạng thu mua với giá ngày càng cao thúc đẩy khai thác, dẫn tới thực trạng trong tự nhiên gần như không tìm thấy sâm Ngọc linh , từ những năm 90 cây sâm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trên thị trường tự do giá mua sâm Ngọc linh những năm 80 tương đương sâm Triều tiên, vào những năm 90 giá sâm Ngọc linh đắt hơn sâm Triều tiên nhiều lần. Hiện nay do khan hiếm nên giá sâm Ngọc Linh tại Đăk tô đã là 250-280 triệu đồng Việt nam cho 1kg sâm Ngọc Linh khô, tương đương 12.000 USD.
THỰC TRẠNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU SÂM NGỌC LINH TRÊN ĐỊA BÀN 2 TỈNH QUẢNG NAM VÀ KON TUM
Cây sâm Ngọc linh khi mới phát hiện (trong thập kỷ 70-80) trên địa bàn 2 tỉnh Kon tum, Quảng nam được coi là loại cây sống dưới tán rừng có mật độ mọc khá dầy đặc,phân bố khá rộng ở đội cao trên 1500m .Đây là cây sinh trưởng chậm, phải sau nhiều năm mới đạt khối lượng sử dụng được. Qua một thời gian dài khai thác không gắn với bảo vệ và phát triển nhân rộng, nên khu phân bố bị thu hep nhanh đến mức khó tìm thây cây sâm moc hoang trong tự nhiên.Hiện nay tình trạng lùng sục khai thác vẫn thường xuyên xẩy ra ,vì thê nguồn nguyên liệu trong tự nhiên không còn nữa. Trong quyết định của thủ tướng chính phủ,cây sâm Ngọc linh được xếp vào những cây cấm khai thác sử dụng, buôn bán, trao đổi.
Trên cả 2 tinh Kon tum và Quảng nam số hộ nông dân trồng và bảo vệ cây sâm trong tự nhiên không nhiều,không kiểm soát được.Sở Y tế Quảng nam đã duy trì đươc trạm bảo vệ và trồng sâm ở xã Trà linh Trà my ,đơn vị đang quản lý điểm trồng sâm trên 3 ha với trên 270000 cá thể, trong đó gần 100.000 cây đang ra hoa đậu quả (cây trên 4 tuổi), hàng năm đã gieo ươm được 50 đến 70 ngàn cây giống. Tại Kon tum lâm trường Ngọc linh đang lưu giữ khoảng 4000 m2 cây sâm tại xã Măng ri Đak tô, nhưng do trồng không đúng kỹ thuật nên cây còi cọc ,ra hoa đậu quả khônh đáng kể, chưa sản xuất được giống.Trong 2 năm 2001 và 2002 kôn tum đã trồng mới được 24000 cây sâm tạo vườn giống tập trung và trồng 7500 cây trong hộ nông dân tạo vườn giống phân tán thuộc hai xã Măng ri vàNgọc lây huyện Đăk tô. Thực trạng trên cho thấy cây sâm ngọc linh mới ra khỏi nguy cơ tuyệt chủng, độ an toàn thấp.
Việc nghiên cứu đưa cây sâm ngọc linh thành cây trồng chính cho nhân dân vùng cao, khai thác lợi thế khí hậu, đất đai vùng cao để trồng sâm theo hướng sản xuất hàng hoá,tạo vùng nguyên liệu là thiết thực tham gia xoá đói giảm ngèo, trực tiếp bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn cho loài cây đặc sản này.
NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÂY SÂM NGỌC LINH
1. Mục tiêu:
– Giai đoạn 2003 – 2005 xây dựng hệ thống vườn giộng có sức sản xuất 2-3 triệu cây giống một năm.
– Giai đoạn 2006 – 2010 xây dựng và hoàn thiện mô hình hộ nông dân trồng sâm dưới tán rừng, mở rộng sản xuất tạo vùng nguyên liệu sâm.
2 . Nội dung:
2.1. Điều tra xác định thực trạng tự nhiên- kinh tế xã hội và nhu cầu trồng sâm, từ đó quy hoạch sản xuất và đề nghị phương án giao đất giao rừng cho hộ nông dân quản lý, bảo vệ, chuẩn bị cho việc trồng sâm.
2. 2 Xây dựng hệ thống vườn giống bao gồm hệ thống vườn giống trung tâm, vườn giống hộ và vườn ươm thôn bản.:
– Trạm tròng sâm Quảng nam nâng cáp vườn giống hiện có, bảo vệ chăm sóc cây giống, tuyển chọn giống tốt , tổ chức sản xuất giống và mở rộng diện tích vườn theo quy mô lớn, hoàn thiện quy trình gieo ươm hạt giống sâm.
– Trên địa bàn xã trà linh đầu tư cho hộ nông dân trồng sâm theo hướng sản xuất giống, có cam kết không thu hoạch dược liệu cây sâm dưới 10 tuổi. Trại giống trung tâm hàng năm mua hạt sâm trong dân tổ chức gieo ươm cây giống
– Trên địa bàn tỉnh Kôn tum xây dựng 2-3 vườn trung tâm, giao cho lâm trường Nọc linh quản lý, quy mô 10-15 ha/vườn.Cần quy hoạch hoàn thiên đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của vườn giống.
– Đầu tư cho hộ nông dân trồng sâm theo hướng sản xuất giống, vùng xa tram trung tâm tổ chức vườn ươm cây giống thôn bản do một nhóm cán bộ kỹ thuật tại chỗ được huấn luyện đảm nhiệm.
Hệ thống sản xuất giống phai đạt công xuất 3-5 triệu cây giống/năm. Xây dựng tieu chuẩn hạt giống và cây giống cho sản xuất.
2.3. Đầu tư xây dựng mô hình sản xuât hộ theo hướng phân tán trên diện rộng. Các hộ được tập huấn chung, được giao cây giống để chủ động trồng ,chăm sóc và thu hoạch khi đủ tuổi.
– Hoàn thiện quy trình trồng sâm dưới tán rừng tự nhiên, tiến tới trồng rừng tạo tán trồng sâm.Tổ chức hệ thống rừng sâm trồng đúng kỹ thuật,được quản lý chặt chẽ,tạo mô hình trình diễn huấn luyện.
– Huấn luyện kỹ thuật,hỗ trợ giống cho các hộ nông dân có mong muốn trồng sâm . khoanh vùng và giao đất cho hộ trồng sâm.
– Tổ chức sản xuất trang trại. Chọn một số hộ có khả năng sản xuât lớn, đầu tư kỹ thuật và cây giống, hỗ trợ việc vay vốn để trồng sâm với quy mô 10-12 ha/hộ
2.4. Nghiên cứu kỹ thuật trồng sâm ngọc linh trên đất nương rẫy ở độ cao trên 1500 m. ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng sâm thâm canh dưới dàn mái che.Tạo mô hình trình diễn, tổng kết kỹ thuật, đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội để đầu tư nhân rộng
2.5. Nghiên cứu trồng cây thuốc ngắn ngày tạo sản phẩm hàng hoá, tạo nguồn thu hàng năm cho hộ trồng sâm. Xây dựng một cơ sở chế biến dược liệu sau thu hoạch chế biến sâm và các dược liệu khác.
– Nghiên cứu kỹ thuật trồng Nữ lang làm nguyên liệu sản xuất thuốc an thần.Đây là cây thuốc bản địa,quý hiếm ,sản xuất hàng năm,có triển vọng phát triển rộng trên vùng núi Ngọc linh.
– Nghiên cứu trồng cây Ngũ vị tử làm thuốc.Đây là cây thuốc dài ngày,thu quả nên trồng một lần thu quả hàng năm.Cây ngũ vị tử có triển vọng phát triển rộng trên đất dốc vùng Ngọc linh thuộc cả hai tỉnh Kon tum và Quảng nam.
– Đàu tư xây dựng khu chế biến dược liệu sau thu hoạch nhằm khai thác nhiều cây thuốc quý đặc hữu vùng Ngọc linh như:Đảng sâm,sơn tra,cẩu tích,hoàng đằng…
– Từng bước đưa cây thuốc có thị trường vào sản xuất khai thác khí hậu và đất đai vùng cao Ngọc Linh.
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp tổ chức:
Đây là nôi dung có vai trò quyết định sự thành bại của đề án. Hai tỉnh Kon tum và Quảng nam cần phối hợp chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu đồng nhất,bổ xung và hỗ trợ cho nhau.
– Hệ thống chỉ đạo và hỗ trợ của nhà nước trong giai đoạn đầu nhằm hình thành tổ chức sản xuất chuyên canh.Phòng khuyến nông có nhóm theo dõi chỉ đạo phát triển cây đặc sản.
– Hệ thống sản xuất ,kinh doanh sâm phải được đầu tư chuyên sâu cả về thiét bị và cán bộ,đảm bảo ổn định không thay đổi.Sản xuất nông nghiệp hình thành HTX chuyên trồng sâm, hộ nông dân sản xuất trang trại tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá.Quan hệ giữa đơn vị kinh doanh với HTX theo hợp đồng kinh tế hàng năm có sự chỉ đạo của nhà nước cấp huyện.
2. Giải phap kỹ thuật:Đây là nội dung có vai trò thúc đẩy phát triển.
– Trước hết phải hoàn thiện quy trình sản xuất giống,chọn lọc giống tốt,xây dựng hệ thống vườn giống đúng kỹ thuật phù hợp với địa bàn sản xuất và cung cấp đủ giống cho sản xuất.
– Hoàn thiện quy trình trồng sâm dưới tán rừng, khuyến cáo rộng rãi hộ nông dân trồng sâm dưới rừng.Quy hoạch vùng trồng sâm,giao đất giao rừng cho hộ trồng sâm,khuyến khích trồng rừng tạo tán cho sâm.Xã hội hoá việc trồng sâm dưới tán rừng là biện pháp bảo vệ và khôi phục sinh thái rừng.
– Để tạo vùng nguyên liệu hàng hoá, cần nghiên cứu xây dựng quy trình trồng sâm dưới dàn mái tre, trồng tập trung gắn với thâm canh kỹ thuật cao. Đưa cây sâm Ngoc linh thành cây trồnh chính của vùng cao Kon tum và Quảng nam.
3. Giải pháp kinh tế:Đây là nội dung nền móng,đặt cơ sở cho phát triển cây sâm.
– Giai đoạn trước mắt cần đầu tư dự án toàn diện nhằm hoàn thiện cơ sở khoa học cho phát triển cây sâm.
– Xây dựng chính sách đầu tư ưu đãi cho vùnh nguyên liệu sâm,bao gồm:Chính sách vay vốn không lãi cho sản xuất nông nghiệp, đầu tư nhà xưởng,cấp đất khuyến khích cho các tư nhân đầu tư mở trang trại trồng và chế biến sâm .Chính sách đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật cho vùng trồng sâm.chính sách thu hút nhân tài,thu hút đầu tư cho vùng trồng sâm.
KẾT LUẬN.
Phát triển trồng sâm ngoc linh là thực hiện bảo tồn an toàn loài sâmquý hiếm của việt nam, trực tiếp chuyển đổi hướng sản xuất,cơ cấu cây trồng,hình thành phương thức sản xuất hàng hoá, tạo thu nhập cao,ổn định cho nông dân vùng cao.Đây còn là giải pháp gắn quyền lợi hộ nông dân với rừng,thúc đẩy hộ nông dân bảo vệ rừng và trồng rừng, giữ gìn môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học.
Với những hữu ích kinh tế, xã hội, môi trường như vậy,việc đàu tư tiền của trí tuệ cho cây sâm ngọc linh là đòi hỏi cấp bách. Tôi tin tưởng sẽ được sự ủng hộ của mọi cấp chính quyền, tổ chức xã hội và các nhà khoa học để dự án phát triển sâm ngọc linh sớm được thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ chí Minh.1999.
- Báo cáo “ Kêt quả nghiên cứu toàn diện về cây sâm Việt nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv. ) :tài nguyên,thực vật,hoá học,dược lý,lâm sàng,nuôi cây mô,chế phẩm”.
- Báo cáo lưu hành nội bộ.
- Nguyễn Trứ.2000.
2. Cây sâm Ngọc linh tại tỉnh Quảng nam.
- Tap chí Dược học số 9/2000.tr.7.
- Nguyễn minh Đức,Nguyễn viết Tựu.1998.
3. Khảo sát so sánh sâm Việt nam từ nguồn thiên nhiên và trồng trọt.
- Tạp chí Dược liệu.Số 1/1998.tập 3.tr.3-8.
- Nguyễn thị thu Hương. 2002.
4. Tác dụng giải lo âu và chống trầm cảm của majonsid R2,hoạt chất chính trong sâm Việt nam.
- Tạp chí Dược liệu số 5/2002 tập7 tr.148-153.
- Nguyễn thi thu Hương,Matsumoto,Kasai,Waltanabe. 1998.
5. Invitro antioxidant activity of vietnamese ginseng saponin and its components.
- Biol.Pharm.Bull.1998.page 978-981