Phân biệt sâm Ngọc Linh, nhân sâm, sâm Mỹ, Tam Thất

SÂM TRIỀU TIÊN: TIÊU CHUẨN CỦA DÒNG PANAX

Những dòng nào được gọi là Panax (nhân sâm) đều dựa vào căn cứ tiêu chuẩn là Nhân Sâm Triều Tiên (Panax Ginseng hay Ginseng) vì đây là loại dược liệu được biết đến và sử dụng lâu đời nhất với lịch sử hàng ngàn năm và được coi là vị thuốc đại bổ đứng đầu “Tứ đại danh dược” phương Đông là: Sâm, Nhung, Quế, Phụ.

Sâm Triều Tiên (hay sâm Hàn Quốc) mọc tự nhiên tại bán đảo Triều Tiên và cùng cực Đông Bắc Trung Quốc, một phần nhỏ viễn Đông của Nga. Sâm Triều Tiên ngày nay đa số được trồng công nghiệp. Sâm thu hoạch trên 6 tuổi, sâm tươi là Bạch Sâm có 24 saponin và Sâm đã qua chế biến hấp, sấp lên men quắt lại có màu đỏ nâu là Hồng sâm có 32 saponin.

Từ những hoạt chất saponin tìm thấy ở Sâm Triều Tiên thì y dược phương Tây coi đây là các saponin tiêu chuẩn mà nếu tìm thấy những loại thực vật thân thảo lâu năm sinh củ chứa hoạt chất saponin có cấu trúc theo tiêu chuẩn như Sâm Triều Tiên được xếp vào chi Panax rồi từ đó dựa vào dược chất riêng của từng loại mà phân biệt ra.

Phân biệt sâm Ngọc Linh: Cây và củ sâm Triều Tiên - Nhân sâm panax Ginseng
Cành, lá, hoa và củ sâm Triều Tiên – Nhân sâm panax Ginseng
Phân biệt sâm Ngọc Linh
Khi Sâm tươi hấp và sấy khô trở thành Hồng Sâm Triều Tiên

SÂM NGỌC LINH: SÂM TỐT NHẤT THẾ GIỚI

Sâm Ngọc Linh tên khoa học là Panax Vietnamensis hay Vina Ginseng mọc ở vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam và KonTum ở độ cao từ 1200m trở lên. Được chính thức tìm thấy năm 1973 và được nghiên cứu rất nhiều từ năm 1985 đến nay.

Sâm Ngọc Linh là loại Panax tìm thấy ở cực nam gần xích đạo nhất. Sâm Ngọc Linh chứa 52 saponin mà trong đó có hầu hết các saponin tìm được ở Sâm Triều Tiên cùng khoảng 28 saponin có cấu trúc mới không tìm được ở bất kỳ loại sâm nào khác. Điều đặc biệt là hàm lượng ginsenosides của SNL rất cao (gần 11%) trong khi các sâm Hàn, sâm Mỹ, TQ, Nhật Bản dao động từ 4-5% ginsenosides.

Cơ sở để Sâm Ngọc Linh được xếp riêng loại Panax là do có hoạt chất Ocotillol Saponin (MR2) đặc hữu không tìm thấy ở sâm khác và chiếm 50% hàm lượng ginsenosides của toàn củ sâm. Ngoài ra SNL còn nhiều saponin đặc hữu khác như R-Gb1, R-Gb2, Vina Gingsenosides 1 (VR1)….

Khác với Sâm Triều Tiên có dạng củ mọng hình người (nhân sâm), Sâm Ngọc Linh là loại sâm tiết trúc (đốt trúc) chung nhánh với nhiều loại sâm tiết trúc khác. Do vậy đây chính là lý do hàng đầu khiến Sâm Ngọc Linh bị đánh lẫn lộn, nhập nhằng để trục lợi chênh lệch giá.

Sâm Ngọc Linh hiện nay ngoài số rất ít khai thác tự nhiên thì đã được trồng khá phổ biến từ độ cao 1500m trở lên tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và Tu Mơ Rông (Kontum). Hình dạng SNL tự nhiên trồng và SNL tự nhiên rất khác nhau.
Tháng Năm 2017 vừa qua, Sâm Ngọc Linh được Nhà nước công nhận là Sản phẩm quốc gia Việt Nam nhằm bảo vệ, phát triển loại dược liệu quý giá bậc nhất thế giới.

Phân biệt sâm Ngọc Linh: Củ sâm này có 100 đốt, theo người dân mỗi đốt là một năm tuổi. Ảnh: H.T
Củ sâm này có 100 đốt, theo người dân mỗi đốt là một năm tuổi. Ảnh: H.T
Sâm Ngọc Linh
Củ Sâm Ngọc Linh quý hiếm với 41 tuổi còn cả cành lá và hoa

TAM THẤT VÀ CÁC DÒNG SÂM TIẾT TRÚC HOANG: THƯỜNG ĐƯỢC ĐÁNH TRÁO VỚI SÂM NGỌC LINH

Sâm Trung Quốc

Sâm Trung Quốc thực chất là Tam Thất Bắc, tên khoa học là Panax pseudoginseng hay Panax Notoginseng vì hoạt chất chính là Noto Saponin. Tam Thất Bắc là loài sâm tiết trúc trong tự nhiên được thuần hoá và trồng hàng trăm năm nay và loại dược liệu quý của y dược phương Đông nên đôi khi còn gọi là “Kim bất hoán” (vàng không đổi).

Do được thuần hoá trồng nên hình dạng Tam Thất Bắc biến đổi, vo lại thành củ thành hòn chứ ko còn hình dài ống ngoằn ngoằn. Điều này rất dễ thấy ở Sâm Ngọc Linh trồng (dạng củ vo) và SNL tự nhiên (dạng đốt trúc).
Tam Thất Bắc là dược liệu quý (nổi tiếng bổ huyết) nhưng tác dụng cũng có nhiều khác biệt với Sâm Ngọc Linh.

Cây và củ Tam thất bắc
Cành, lá, hoa và củ Tam thất Bắc
Củ tam thất bắc khô
Củ Tam thất Bắc phơi khô

 

Sâm Tam Thất rừng (cần cẩn thận vì ngoại hình giống Sâm Ngọc Linh tới 90%)

Sâm Tam Thất rừng hay Tam Thất hoang tên khoa học là Panax stipuleanatus, mọc ở Tây Bắc Việt Nam, Vân Nam Trung Quốc. Là loại sâm tiết trúc và có hoạt chất chính là oleanane triterpenoid. Tên gọi khoa học sâm Tam Thất có tên vậy là vì người ta chiết xuất được stipuleanosides R1, R2 (hoạt chất sâm hay saponin sâm).

Tam thất hoang - Tam thất rừng
Tam thất hoang – Tam thất rừng

Tam Thất hoang được nghiên cứu chính thức từ những năm 1970s nhưng không được đánh giá cao bằng Sâm Ngọc Linh. Vị của củ Tam thất hoang rất khác Sâm Ngọc Linh dù giống nhau vẻ ngoài đến 80-90%

Tam Thất Vũ Diệp (cần cẩn thận vì ngoại hình giống Sâm Ngọc Linh tới 90%)

Tam Thất Vũ Diệp tên khoa học Panax bipinnatifidus hay còn gọi Tam Thất Hoàng Liên, Tam Thất hoang, Tam Thất lá xẻ, Tiết Trúc Nhân sâm. Được khoa học mô tả cách đây 150 năm. Tam Thất Vũ Diệp củ thì khá giống củ Sâm Ngọc Linh nhưng mắt đốt nhiều, sít nhau mọc về một phía, lá Tam Thất Vũ Diệp khác hoàn toàn Sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh
Cành, lá, hoa và củ Tam thất vũ diệp qua hình vẽ

Sâm Lai Châu

Sâm Lai Châu tên khoa học là Panax Vietnamensis var fuscidicus là loại sâm Tiết trúc tìm được vào khoảng năm 2010 và được coi là bà con gần nhất của Sâm Ngọc Linh nên có lá thân và củ rất giống. Tuy nhiên qua quan sát Sâm Lai Châu mỗi năm có thể mọc từ 2-3 cành trên một củ (nhánh) trong khi Sâm Ngọc Linh chỉ mọc duy nhất 1 cành trên củ (hay nhánh củ).
Sâm Lai Châu
Sâm Lai Châu

Sâm Lào, Sâm Campuchia, Sâm núi Thanh Nghệ Tĩnh

Hiện nay có nhiều thông tin về các loại sâm tiết trúc như sâm Lào, sâm Campuchia hay sâm vùng núi Thanh Nghệ Tĩnh nhưng do khoa học chưa nghiên cứu, định danh và thừa nhận chính thức nên RU không đề cập.

SÂM MỸ VÀ SÂM NHẬT: HAI LOẠI SÂM ĐẶC HỮU NGOÀI LỤC ĐỊA Á CHÂU

Sâm Nhật

Sâm Nhật tên khoa học Panax japonicus, mọc ở vùng núi 4 đảo lớn của Nhật Bản, được nghiên cứu hơn 170 năm (1843). Là sâm củ hình dây đốt trúc nhưng khá ốm, ngoằn ngoằn khá lạ, củ sâm có màu sáng trắng. Sâm Nhật cũng là loại sâm quý, dược tính không thua kém Sâm Hàn Quốc, hiện nay được trồng nhiều để phục vụ cho nhu cầu to lớn của thị trường Trung Quốc, nơi tiêu thụ 90% các loại sâm trên thế giới.

Sâm Ngọc Linh
Cành, lá, hoa và củ Sâm Nhật Bản

Sâm Mỹ

Sâm Mỹ hay sâm Tây Dương tên khoa học là Panax quinquefolius hay American Panax, mọc ở miền Đông Bắc Mỹ. Sâm Mỹ dạng củ, không phải sâm tiết trúc như Tam Thất hoang hay Sâm Ngọc Linh. Giống như Sâm Nhật thì Sâm Mỹ hiện nay cũng được trồng đại trà để phục vụ cho thị trường Trung Quốc. Sâm Mỹ theo phân tách hoá học là loại sâm củ có hàm lượng saponin cao nhất (khoảng 5% ginsenosides) chỉ sau Sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh
Cành, lá, hoa và củ Sâm Mỹ

 

TẠM KẾT LUẬN

Trong cách gọi của y dược phương Đông chỉ có sâm Triều Tiên gọi là Nhân sâm vì nó có hình người. Còn các loại sâm đốt trúc khác người Tàu đều gọi chung là Tam Thất hay Sâm Tiết trúc. Sâm Ngọc Linh họ gọi là Tam Thất Việt Nam, Tam Thất ở núi Hoàng Liên gọi là Tam Thất Hoàng Liên hay Tam Thất Vũ Diệp vì lá giống lông vũ chim.

Khi tìm thấy một loại Tam Thất tiết trúc nào trong tự nhiên mà chưa có tên gọi để đặt thì Trung Quốc gọi chung là Tam Thất núi, Tam Thất rừng hay Tam Thất Đá gì tuỳ cách họ tìm thấy, mô tả.

Cách đây 15 năm, người Trung Quốc từng sang Pleiku, Kontum để thu gom ồ ạt Sâm Ngọc Linh khi giá trị củ sâm Ngọc Linh chỉ tầm 2-3 triệu/kg. Vì là quốc gia nguồn gốc của y học phương Đông nên việc người Trung Quốc biết dược tính quý của Sâm Ngọc Linh rồi tận thu cũng là điều dễ hiểu.

Y dược phương Tây hay thực vật học phương Tây thì khác. Họ dựa vào đặc điểm sinh học của cây tìm điểm tương đồng để phân nhóm, sau đó phân tích hoá học tìm ra dược chất và lấy tiêu chuẩn Nhân sâm Triều Tiên để xếp hạng.

Cứ có những saponin hay còn gọi ginsenoside (hoạt chất sâm) thì họ xếp chung vào chi Panax mà không cần để ý hình dạng củ nó có dạng gì, tiết trúc hay củ tròn.

Định dạng theo phương pháp Tây phương là rõ ràng, Sâm Ngọc Linh là Sâm Việt Nam chứ không phải một loại Tam Thất hay Sâm Tiết Trúc nào đó là khác. Nếu các Panax giống nhau thì chung tên, khác nhau về dược chất riêng có tên riêng.

Nguồn: Cà phê Sâm Peerless

Trả lời