Đại học Mỹ: Người uống cà phê có tỉ lệ nhiễm covid-19 thấp hơn

Các nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern (Mỹ) tiết lộ rằng người uống cà phê mỗi ngày ít có nguy cơ mắc Covid-19 so với những người không uống.

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê hàng ngày có nguy cơ nhiễm Covid-19 thấp hơn gần 10% so với những người không uống cà phê. Nghiên cứu trên cũng được xuất bản trên tạp trí Nutrients chuyên về dinh dưỡng.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trên gần 40.000 người trưởng thành tại Anh. Họ nghiên cứu thói quen ăn uống của những người này, xem xét sự liên quan giữa việc sử dụng cà phê, trà, thịt, trái cây, rau, cá và khả năng mắc Covid-19.

ca phe giup giam kha nang mac Covid-19 anh 1
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nutrients cho rằng những người uống cà phê mỗi ngày có tỷ lệ mắc Covid-19 ít hơn. Ảnh: Foxnews.

Cà phê có chứa các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Ngoài ra, uống cà phê còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở người cao tuổi.

Các tác giả của nhóm nghiên cứu cho rằng: “Việc tiêu thụ cà phê có tương quan với các dấu hiệu sinh học gây viêm như CRP, interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử khối u I (TNF-I). Tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch của cà phê chống lại virus này là khả thi và cần được nghiên cứu thêm”.

Qua đó, các nhà nghiên cứu cho rằng việc tuân thủ chế độ ăn uống với các thực phẩm bổ dưỡng hợp lý có thể giúp con người tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế sự lây lan của virus.

Ngoài cà phê, việc tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn các loại thịt đã qua chế biến cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm Covid-19, nghiên cứu cho biết.

Về tần suất uống cà phê, người sử dụng nên cân nhắc liều lượng uống mỗi ngày sao cho hiệu quả. Tiến sĩ Vivek Jha, chuyên gia tư vấn cấp cao tại bệnh viện Fortis (Ấn Độ) khuyến cáo mọi người không nên uống quá 3-4 cốc cà phê mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng – nâng cao miễn dịch phòng dịch virus corona

Dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong phòng và điều trị virus corona, đó là giải pháp nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể giúp công tác điều trị bệnh hiệu quả hơn.Đồng thời hệ miễn dịch – sức đề kháng và thể trạng cơ thể tốt thì có thể chống được căn bệnh này.

Thế giới đang vật lộn với chủng mới của virus corona, dịch bùng phát nhanh và hết sức phức tạp, chỉ trong một thời gian ngắn có trên 500 người chết, trên 28.000 người nhiễm dịch bệnh và 27 quốc gia, vùng lãnh thổ xuất hiện bệnh. Tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu bị đẩy lùi, vì những ca mắc mới vẫn luôn xuất hiện và rất lớn. Ở Việt Nam đã có ca thứ 15 mắc bệnh, con số này có thể còn tăng lên nếu không có các giải pháp căn cơ, phối hợp đồng bộ từ nhiều bộ ngành và các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương.

Dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong phòng và điều trị virus corona, đó là giải pháp nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể giúp công tác điều trị bệnh hiệu quả hơn.Đồng thời hệ miễn dịch – sức đề kháng và thể trạng cơ thể tốt thì có thể chống được căn bệnh này.

Không có một thức ăn nào là hoàn hảo và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể, vì vậy cần đa dạng, phối hợp từ 15 – 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản… đậu (đỗ)…). Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần ăn. Tăng cường ăn vừng, lạc, đậu, rau xanh và hoa quả chín. Ăn đủ nhu cầu, cần phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày (tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động).

Chế độ ăn đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm:

Lương thực:

gạo, đặc biệt là gạo lứt không bị xay xát kỹ, vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài hạt gạo, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn (các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ). Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55 – 67% (tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20 – 25% và 13 – 20% là từ chất đạm).

Chất đạm:

cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ các loại đậu… Nên ăn thức ăn giàu đạm với tỷ lệ cân đối giữa nguồn đạm động vật và thực vật, tăng cường ăn đậu phụ và cá. Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò…) có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Ăn thịt ở mức vừa phải (không quá 100g/ngày/người trưởng thành, trung bình 1,5kg thịt/tháng).Các loại thịt đỏ không sử dụng quá 10% năng lượng, ưu tiên thịt gia cầm. Khuyến khích ăn cá, đậu phụ: ít nhất 3 bữa cá/tuần, trung bình 2,5kg cá/tháng và 2 – 3kg đậu phụ/tháng.

Chất béo:

cần đảm bảo một tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất béo động vật (mỡ lợn, mỡ gà…) và chất béo thực vật (dầu, đậu tương, vừng, lạc…). Nên giữ trong khẩu phần hàng ngày ít nhất là 40% chất béo thực vật, chất béo động vật không nên vượt quá 60%, nên ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật, không nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các chất béo thực vật. Mỗi người trưởng thành mỗi ngày trung bình nên ăn khoảng 25 – 30g dầu, mỡ tương đương 5 – 6 thìa cà phê dầu, mỡ.

Rau và quả chín:

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên ăn từ 400 – 600g rau quả mỗi ngày; rau quả là nguồn cung cấp các vitamin – khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng rất cần thiết cho sức khỏe con người, cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nó có vai trò rất quan trọng. Nếu cơ thể thiếu vitamin và chất khoáng có thể dẫn tới một số bệnh và giảm khả năng miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch, phải kể đến các vitamin tan trong chất béo đó là: vitamin A và vitamin E, chất khoáng là sắt, kẽm,… Sử dụng các loại thực phẩm có kháng sinh tự nhiên như hành, tỏi, sả, lá mơ,…Có thể dùng từ 2 – 3 nhánh tỏi sống trong bữa ăn hoặc dùng khi chế biến thức ăn.

Một số vitamin và khoáng chất nâng cao sức đề kháng

Vitamin A:

người ta còn gọi là “vitamin chống nhiễm khuẩn, virus” có vai trò rõ rệt cả với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn ở trẻ em mà nguyên nhân do thiếu vitamin A rất cao. Thiếu vitamin A liên quan chặt chẽ đến suy dinh dưỡng (tăng trưởng kém), tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng biện pháp bổ sung vitamin A có thể làm giảm 23% tử vong ở trẻ em. Vai trò của vitamin A với đáp ứng miễn dịch được thể hiện ở vai trò của vitamin A với tính toàn vẹn của các biểu mô. Thiếu vitamin A các biểu mô quá sản, sừng hóa, các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn giảm đi. Da và niêm mạc khô dẫn đến dễ nhiễm khuẩn. Đồng thời, nếu bôi mỡ có chứa vitanmin A vào các tổn thương ở da có tác dụng thúc đẩy quá trình nhanh liền sẹo. Vitamin A có nhiều trong gấc, rau ngót, rau dền cơm, gan gà, gan lợn, gan bò,…

Vitamin E:

vitamin E làm tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer), bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E bảo vệ các chất béo trong não khỏi các gốc tự do, đặc biệt là các chất béo omega-3 DHA và EPA, trong đó tập trung ở tế bào thần kinh. Bên cạnh việc bảo vệ tế bào thần kinh, vitamin E cũng có liên quan đến phòng chống bệnh ung thư và bảo vệ tim mạch. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin C:

tăng cường miễn dịch, hỗ trợ sản xuất interferon là loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên. Người bị nhiễm khuẩn, vitamin C trong máu thường giảm, thiếu vitamin C, tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp. Nếu ăn đủ vitamin C, các glubulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lymphô bào và giúp tạo thành các bổ thể. Vitamin C giúp tăng hấp thu các chất khoáng vi lượng (sắt, kẽm…) là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động trí não. Cần đa dạng, phối hợp từ 15 – 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Hơn 90% lượng vitamin C có trong khẩu phần ăn được cung cấp từ các loại trái cây và rau củ. Các thực phẩm giàu vitamin C: rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa,… trong các loại quả như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh,…

Vitamin nhóm B:

trong các vitamin nhóm B, vai trò các folat và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Thiếu folat làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch.Tương tự như thiếu sắt, miễn dịch dịch thể ít bị ảnh hưởng hơn miễn dịch qua trung gian tế bào. Trên thực tế ở trẻ em, nhất là phụ nữ có thai, thiếu folat thường đi kèm thiếu sắt là 2 yếu tố gây thiếu máu dinh dưỡng. Thiếu pyridoxin (vitamin B6) làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Các vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan. Một số chất khoáng và miễn dịch Rất nhiều chất khoáng và vi khoáng tham gia vào miễn dịch, trong đó vai trò của sắt, kẽm được nghiên cứu nhiều hơn cả.

Sắt: cần thiết cho tổng hợp gien di truyền ADN, nghĩa là nó cần thiết cho quá trình phân bào. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào nhiều enzym can thiệp vào quá trình phân giải bên trong tế bào. Thiếu sắt, nhiễm khuẩn tăng. Thiếu sắt thường kèm theo thiếu protein – năng lượng, do vậy khi bổ sung sắt cho trẻ em suy dinh dưỡng cần chú ý sau khi đã phục hồi dinh dưỡng từ 5 – 7 ngày, nếu không sắt tự do sẽ là yếu tố thuận lợi cho phát triển các vi khuẩn. Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Do đó tiêm chủng để chống các bệnh nhiễm khuẩn vẫn có tác dụng ở những trẻ em bị thiếu sắt vừa phải. Ở nơi có bệnh sốt rét, việc bổ sung sắt cần đi kèm với uống thuốc phòng sốt rét. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng…

Kẽm: kẽm có vai trò sinh học rất quan trọng là tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein. Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, giúp làm vết thương mau lành và giúp duy trì vị giác, khướu giác.Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy khi thiếu kẽm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng.Ngoài ra, khi thiếu kẽm trẻ thường có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển chiều cao. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu…

Khi lựa chọn thực phẩm và chế biến thức ăn: thực phẩm lựa chọn phải tươi sống; không ăn những loại gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh. Không ăn khi thực phẩm còn sống: ăn tái, ăn gỏi, tiết canh, trứng ốp la, trứng lòng đào,…Cần ăn chín, uống sôi (nước sôi để nguội nếu trời nóng, nước ấm khi trời lạnh). Thực hiện 10 lời khuyên vàng trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là vệ sinh dao thớt và rửa tay bằng xà phòng trước, trong, sau khi chế biến thực phẩm. Các thức ăn cần nấu chín kỹ, chế biến dạng lỏng, hay mềm, dễ tiêu hóa và theo sở thích của từng người.

Uống đủ nước theo nhu cầu, từ 2 lít – 2,5 lít nước/người. Có thể dùng nước chanh, nước cam, nước sả, nước gừng… tùy theo cơ thể mỗi người. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Thường xuyên vệ sinh đường hô hấp trên thông thoáng, sạch sẽ bằng nước súc miệng, hoặc nước muối sinh lý.Không nên tới chỗ đông người khi không cần thiết, đặc biệt những điểm du lịch, lễ hội vì dễ tiếp xúc nguồn lây nhiễm. Khi hắt hơi, sổ mũi, ho cần che miệng hoặc dùng khăn tiệt trùng lau và vứt vào sọt rác, đồng thời rửa và làm khô tay.

Thường xuyên đeo khẩu trang đúng kỹ thuật khi ra ngoài, đến chỗ đông người, tiếp xúc với người khác.

Vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm virus corona, Covid-19, bệnh nhiễm trùng và giảm tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, nên bổ sung các dạng siro, hay dạng cốm đa vitamin- khoáng chất khác cho trẻ em, hay viên đa vitamin khoáng chất cho người lớn giúp cho nâng cao sức đề kháng và miễn dịch, mà trong thành phần các sản phẩm dinh dưỡng này còn có các thành phần như vitamin A, E, C, kẽm, selen…, trong đó quan trọng hơn cả là vitamin A, C và kẽm.

Thực hành an toàn thực phẩm trong mùa dịch

Cà phê sâm ngọc linh

Các bà nội trợ có thể thực hành dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi đi chợ cũng như khi nấu nướng để góp phần phòng ngừa dịch bệnh CoVid-19, theo hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng.

Để phòng và chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (CoVid-19), chúng ta cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, Viện Dinh dưỡng đề nghị cần thực hiện một số biện pháp cụ thể về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm góp phần phòng chống dịch bệnh CoVid-19 như sau:

Đảm bảo an toàn thực phẩm

a. Khi đi mua thực phẩm

– Sử dụng găng tay, khẩu trang khi đi mua thực phẩm; Không sử dụng thịt vật nuôi bị ôi, hỏng; Tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ; Tuyệt đối không tiếp xúc, sử dụng thịt động vật chết do bị bệnh vì đây là những nguồn gây bệnh nguy hiểm.

– Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có cồn ngay sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thịt sống để tránh mang mầm bệnh về nhà.

b. Chế biến thực phẩm tại nhà

– Sử dụng tạp dề, găng tay, khẩu trang khi chế biến các sản phẩm thịt, trứng gia cầm.

– Sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín.

Cà phê sâm ngọc linh

– Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.

– Nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn…).

c. Ăn uống đảm bảo vệ sinh

– Luôn ăn chín, uống chín để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm;

– Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn qua đường ăn uống; trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa/muỗng/đũa để lấy thức ăn vào bát riêng, sau đó mới sử dụng thìa/muỗng/đũa cá nhân để thưởng thức món ăn của mình. Không uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác.

Cà phê sâm ngọc linh

Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể

– Thực hiện tốt 10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý; Các khuyến cáo về tiêu thụ thực phẩm phù hợp cho mỗi nhóm tuổi (theo Tháp dinh dưỡng dành cho các lứa tuổi khác nhau, do Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế ban hành);

– Cung cấp đủ chất đạm (protein) cho cơ thể, vì đây là nguyên liệu quan trọng để tạo nên các kháng thể. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và protein thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

– Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen, đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Vitamin A và Beta-caroten: vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. Việc sản xuất các kháng thể trên bề mặt niêm mạc có tác dụng lớn trong việc chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A gồm: gan động vật, lòng đỏ trứng. Các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả có màu vàng/ màu đỏ…

Vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua hỗ trợ sản xuất interferon (loại protein chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch). Đây là chất dinh dưỡng giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, từ đó có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C đến từ trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…

Vitamin E: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể làm tăng đáng kể khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng tốt hơn với các tác nhân gây bệnh. Trong cơ thể, vitamin E tham gia chuyển hóa của các tế bào; bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E chủ yếu có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.

 Vitamin D: là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn chính của Vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống, do đó, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản… cho bữa ăn hàng ngày.

Selen: Nguyên tố khoáng chất vi lượng selen là một chất chống oxy hóa mạnh. Đủ lượng selen sẽ giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể. Nguồn cung cấp selen là các loại thực phẩm như gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển…

Sắt và Kẽm: Sắt và kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua… là nguồn cung cấp kẽm vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ.

– Tăng cường sử dụng một số thực phẩm/gia vị chứa các hoạt chất đặc biệt giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, hành, nghệ, sả, nấm, tảo biển… giúp kích thích hệ thống miễn dịch thông qua kích hoạt các cytokin, hoạt hóa đại thực bào để thực hiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực phẩm chứa flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu flavonoid như: các loại rau gia vị, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh…

– Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất dinh dưỡng, hoặc sản phẩm dinh dưỡng có chứa vi chất sắt, kẽm, vitamin A, D, E…) nếu khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng nói trên, hoặc khi cơ thể được bác sỹ dinh dưỡng chẩn đoán là bị thiếu vi chất dinh dưỡng.

Uống nước đúng cách góp phần phòng chống dịch Covid-19

– Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 – 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực:

Nhóm tuổi và cân nặng Nhu cầu nước/dịch (ml/kg)
Theo nhóm tuổi: Vị thành niên (10 – 18 tuổi) 40
Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng. 40
Từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình. 35
Người trưởng thành ≥ 55 tuổi. 30
 

Theo cân nặng:

Trẻ em1 – 10 kg. 100
Trẻ em 11 – 20 kg. 1.000 ml 50 ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng thêm
Từ21 kg trở lên. 1.500 ml 20 ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng thêm

Ví dụ: Một người 50 tuổi có cân nặng 63 kg, nhu cầu nước là: 63*35 = 2.200 ml/ngày) (tương đương từ 10 đến 12 cốc nước/ngày,)

– Không được để miệng và cổ họng khô; Cần uống nước sạch, nước đun sôi để nguội, uống chậm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát;

– Không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần; Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ; Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy cần hạn chế.

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho một số đối tượng đặc biệt

– Đối với người cao tuổi: đặc biệt lưu ý ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng, lưu ý đến khẩu vị, sở thích để có thể ăn đủ số lượng. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

– Trẻ em: Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ mẫu giáo và học sinh, cần ăn uống điều độ, đủ số lượng nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh, uống nước ngụm nhỏ thường xuyên để giữ ẩm cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.

– Những người đang mắc các bệnh mạn tính: như đái tháo đường, tăng huyết áp, Parkinson… cần uống thuốc điều trị bệnh thường xuyên, đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng.

Thực hiện vệ sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân: như khăn mặt, bàn chải răng, cốc uống nước. Giặt khăn thường xuyên và giữ khăn luôn khô, sạch, không treo khăn mặt, khăn tắm ẩm ướt trong nhà tắm.

– Tránh để tay tiếp xúc với mặt, mắt, miệng: Trong thời gian còn dịch bệnh, nên hạn chế bắt tay hoặc ôm người khác. Nên dùng khăn giấy sạch khi cần dụi mắt hoặc lau vết bẩn. Hãy rửa tay đúng cách với xà phòng và nước ấm hoặc dùng nước rửa tay khô trước khi đeo găng tay.

Cà phê sâm ngọc linh

 

Trả lời